“TRẢ LẠI NHỮNG GÌ …CỦA LỊCH SỬ CHO LỊCH SỬ”

Phạm Trần Anh

Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay trải qua hàng ngàn năm đô hộ của giặc Tầu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ nô dịch văn hóa ngoại lai. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của kẻ thắng trận và thủ đoạn thâm độc quỷ quyệt đã không những dùng mọi phương cách để đồng hóa Việt tộc bằng cách xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong một mớ “chính sử” hỗn độn mơ hồ.

Mỗi một triều đại Hán tộc đều chủ tâm thay đổi địa danh, thủy danh xưa cũ của Việt tộc cùng với ảnh hưởng nặng nề của một ngàn năm đô hộ của sự nô dịch văn hóa khiến ta chấp nhận tất cả như một sự thật mà không một chút bận tâm. Thế nhưng… Lịch sử vẫn là lịch sử của sự thật dù bị sửa đổi vùi lấp hàng nghìn năm dưới ánh sáng của chân lý khách quan trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.

Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhìn lại toàn bộ lịch sử Việt để phục hồi sự thật của lịch sử để xóa tan đám mây mờ che lấp suốt mấy ngàn năm lịch sử bởi kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.. Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với những thăng trầm lịch sử, những khốn khó thương đau. Ngay từ thời lập quốc, Việt tộc đã bị Hán tộc với sức mạnh của tộc người du mục đã đánh đuổi Việt tộc phải rời bỏ địa bàn Trung nguyên Trung quốc xuống phương Nam để rồi trụ lại địa bàn Việt Nam bây giờ. Trải qua gần một ngàn năm đô hộ, với chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938 của Ngô Quyền mới chính thức mở ra thời kỳ độc lập của Việt tộc. Tuy thất bại về quân sự nhưng nền văn hóa của Việt tộc đã thẩm nhập vào đất nước và con người Hán tộc để hình thành cái gọi là văn minh Trung Quốc.

Chính sử gia chính thống của Hán tộc là Tư Mã Thiên đã phải thừa nhận một sự thực là “Việt tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy …”. Vạn thế sư biểu của Hán tộc là Khổng Tử đã ca tụng nền văn minh rực rỡ, xác nhận tính ưu việt của nền văn minh Bách Việt ở phương Nam. Trong sách Trung Dung Khổng Tử đã viết như sau:“Độ luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử ở đấy ..!  Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường đạo ở đó ..”.

Trong kinh “Xuân Thu”, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha giết con, con giết cha, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh chị em dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa … Điều này chứng tỏ Hán tộc du mục vẫn còn dã man với lối sống du mục.ngay trong giới quí tộc chứ đừng nói đến bình dân. Thế mà chính sử Trung Quốc cứ vẫn sao chép Việt tộc là man di, các Thứ sử Thái Thú Hán vẫn lên mặt giáo hóa dân Việt trong khi Bách Việt ở phương Nam đã đi vào nền nếp của văn minh nông nghiệp từ lâu.

Chính “Vạn thế Sư biểu” của Hán tộc là Khổng Tử cũng đã phải đem những nghiên cứu, sưu tập, học hỏi của nền văn minh Bách Việt phương Nam đặt để thành những quy luật, trật tự cho xã hội phương Bắc. Tất cả những “Tứ thư, ngũ kinh” được xem như tinh hoa của Hán tộc đã được chính Khổng Tử xác nhận là ông chỉ kể lại “Thuật nhi bất tác”, sao chép lại của tiền nhân chứ không phải do ông sáng tác ra.

Ngày nay, sự thật lịch sử đã được phục hồi khi giới nghiên cứu đều xác nhận hầu hết các phát minh gọi là văn minh Trung Quốc từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh kim loại, kỹ thuật đúc đồng, cách làm giấy, cách nấu thủy tinh, cách làm thuốc súng, kiến trúc nóc oằn mái và đầu dao cong vút … tất cả đều là của nền văn minh Bách Việt. Chính một vị vua của Hán tộc, Hán Hiến Đế đã phải thừa nhận: “Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất ..!”. Hầu hết các học giả, các nhà Trung Hoa học đều cho rằng văn hoá Trung Quốc phát nguyên từ văn hóa Việt ở miền Nam Trung Quốc. Các sử gia Trung Quốc thời trước cố tình không thừa nhận một sự thực, đó là sự đóng góp to lớn của cư dân Hoa Nam tức người Việt cổ trong việc hình thành tạo dựng nền văn minh Trung Hoa. Học giả Eicks Kedt nhận định rằng Tư Mã Thiên, sử gia chính thống của “Đại Hán” sinh ở Long Môn thuộc Sơn Tây nên nhất quyết từ chối không để lại bất kỳ một tài liệu gì về dân Mạn Nam. Hầu như tất cả người Tầu mạn Bắc đều như vậy.  Eicks Kedt tiếc rằng những học giả Âu Tây chỉ biết ngốn nghiến sử liệu của Tư Mã Thiên hay những sử gia khác mà không chú ý đến việc bẻ quặt do sự bỏ sót nhiều sự kiện, nhất là khi nói đến các dân Man Di ngoài Hán tộc. Lý do của sự bỏ sót đó là họ đã xem Nho giáo xuyên qua lăng kính nhuộm đẫm màu Hán tộc nên chỉ nhìn nhận để có những gì thuộc miền Bắc nước Tầu mà thôi.

 Một nhà nghiên cứu về Trung Quốc khác là Terrien de la Couperie trong tác phẩm “Những ngôn ngữ trước Hán” đã nhận định: “Người Hán ngại nhìn nhận sự có mặt của những cư dân không phải là Hán tộc sống độc lập ngay giữa miền họ cai trị. Tuy họ không thể giấu được sự kiện là họ đã xâm lăng, nhưng họ đã quen dùng những danh từ đao to búa lớn, những tên địa dư rộng để bịt mắt những độc giả không chú ý, hầu che đậy buổi sơ khai tương đối bé nhỏ của họ. Muốn tìm hiểu các cư dân đó thì chỉ còn cach là đi dò tìm vết tích còn quá ít vì cho tới nay, người ta ít chú ý tới sự quan trọng lịch sử của các chủng tộc tiền Hán trừ một hai chuyện gây sự tò mò mà thôi”. Terrien de la Couperie kết luận: “Niềm tin là Trung Quốc vốn lớn lao mãi từ xưa và thường xuyên là như thế chỉ là một huyền thoại. Trái ngược lại, đó là việc mới xảy ra về sau này. Văn minh Trung quốc không phải tự nó sinh ra mà chính là kết quả của sự thâu hoá. Việc thâu hoá thì ngày nay được nhiều người công nhận, còn thâu hoá từ đâu thì trước đây cho là từ phía Tây nhưng về sau này, nhiều người cho là từ văn hoá Đông Nam …”

Theo học giả J.Needham thì Protoviets đã mang theo 25 đặc trưng văn hoá lên địa bàn cư trú mới mà các nhà nghiên cứu nhân chủng, ngôn ngữ và văn hoá liệt kê như sau:

1. Cách làm quần áo bằng vỏ cây.

2. Tục xâm mình.

3. Đốt rừng làm rẫy.

4. Kỹ thuật làm nương rẫy.

5. Kỹ thuật đào mương dẫn nước vào ruộng.

6. Kỹ thuật thuần hoá trâu để cày bừa.

7. Văn minh trồng lúa nước.

8. Đặc điểm ngôi nhà làng để dân làng tụ họp sinh hoạt.

9. Kỹ thuật trồng tre và sử dụng dụng cụ bằng tre trong sinh hoạt hàng ngày.

10. Đặc thù về giống chó đã được thuần hoá.

11. Kỹ thuật làm tranh sơn mài.

12. Văn hoá biển và sông nước.

13. Kỹ thuật đóng thuyền Tầu dài.

14. Tục đua thuyền trong các lễ hội.

15. Huyền thoại về con Rồng.

16. Tôn thờ loài Rồng này.

17. Tục thờ cúng ông bà Tiên tổ.

18. Tục giết heo để cúng bái.

19. Tục cầu tự (cầu cúng để có con nối dõi tông đường)

20.  Hội mùa Xuân, mùa Thu để trai gái tự do vui chơi để tự do lựa vợ kén chồng.

21. Tục linh thiêng hoá ngọn núi.(35bis)

22.  Văn minh Trống đồng.

23.  Kỹ thuật đúc sắt.

24.  Kỹ thuật dùng nỏ bắn tên.

25.  Kỹ thuật làm khí giới có chất độc ( Mũi tên tẩm thuốc độc).

 Sau văn hoá Hoà Bình là VĂN HOÁ BẮC SƠN cũng thuộc nền văn hoá thung lũng mà chủ nhân là cư dân ở trung châu Bắc Việt là chủ nhân của nền văn hoá Bắc Sơn. Thời kỳ này tổ tiên ta đã chuyển hẳn sang trồng trọt và chăn nuôi nhỏ nhưng vẫn còn hái lượm và săn bắt cá. Di tích hang Tham Fi còn gọi là hang ma (Spirit cave) tại Đông Bắc Thái Lan có niên đại C14 là 10-8 ngàn năm. Nhà khoa học Mỹ Chester Gorman cũng đã tìm thấy nhiều hoá thạch lớn của các loại cây trồng như trám, cau, bàng và một số loại rau như rau sắn chùa Hương nửa hoang dại nửa thuần dưỡng và những vỏ trấu ở di chỉ hang Xóm tại Hoà Bình. Thời kỳ này nghề nông trồng lúa đã bắt đầu từ vùng thung lũng rồi phát triển dần lên vùng cao.

 Điểm quan trọng được nhấn mạnh ở đây là khác với Lommel, J. Needham khẳng định rằng: 3 nếp sống văn hoá này đem vào Trung Hoa thời Tiền sử mang yếu tố “Biển” rõ rệt và có thể mô tả bằng một chữ, đó là chữ “VIỆT” mà trước kia thường gọi sai lầm là Thái cổ  (ProtoThai). Học giả lừng danh này còn chú thích rõ chữ Việt nay là quốc hiệu của một nước vùng Đông Nam châu Á: Nước Việt Nam ngày nay. Chính vì vậy, học giả Nga ông Ja.V. Chesnov đã nhận định rất sâu sắc về nền văn minh Trung Quốc như sau: Trước triều Thương, văn hoá Trung Hoa được hình thành với sự đóng góp của văn hoá phương Nam và sau triều Thương tiến bộ là do văn hoá phương Tây …

Tóm lại, người Trung Quốc mà ta thường gọi là Tầu (Hán tộc) không phải là một chủng thuần tuý và cũng không có một văn hoá riêng biệt nào. Lịch sử Trung Quốc bắt đầu từ triều đại Thương là một tộc người du mục kết quả của sự phối hợp chủng giữa Nhục Chi và Huns (Mông cổ). Kế tiếp là triều Chu cũng là một tộc du mục có hai dòng máu Mông Cổ và Hồi (Turc). Sau khi Mông Cổ chiếm được Trung Quốc đã thành lập triều Nguyên rồi khi Mãn Châu diệt triều Minh lại thành lập triều Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Có thể nói lịch sử Trung Quốc là lịch sử của sự xâm lăng và bành trướng đồng thời cũng bị xâm lăng nhưng tất cả kẻ chiến thắng bị sức mạnh của văn hoá của dân bị trị khuất phục để rồi tự đồng hoá với cư dân bản địa cuối cùng trở thành Hán tộc mà ta thường gọi là người Tầu. Giáo sư Wolfram Eberhard trong tác phẩm “Lịch sử Trung Quốc” đã nhận định: “Ý kiến cho rằng chủng tộc Hán đã sản sinh ra nền văn minh cao đại hoàn tự lực do những tài năng đặc biệt của họ thì nay đã không thể đứng vững, mà nó phải chịu cùng một số phận như những thuyết cho rằng họ đã thâu nhận của Âu Tây. Hiện nay, người ta biết rằng xưa kia không có một chủng tộc Tầu, cũng chẳng có đến cả người Tầu nữa, y như trước đây 2.000 năm không có người Pháp, người Suisse vậy. Người Tầu chỉ là sản phẩm của sự pha trộn dần theo một nền văn hoá cao hơn mà thôi”.

Chính sử gia Trung quốc, Chu Cốc Thành trong “Trung Quốc thông sử” viết: “Viêm tộc (Việt tộc) đã có mặt khắp nước Trung Hoa cổ đại trước khi các dòng tộc khác tràn vào nên có thể xem là chủ nhân đầu tiên. Khi Viêm Việt đã định cư, Hán tộc còn sống du mục tại vùng Tân Cương, Thanh Hải. Về sau họ theo Hoàng Hà tràn vào Hoa Bắc, chiếm đất của Việt tộc”. Nhà nghiên cứu La Hướng Lâm người Trung Quốc trích dẫn “Việt tỉnh Dân tộc Khảo nguyên” của Chung Độc Phật viết: “Cả miền đất châu Kinh (đất nước Sở), châu Dương (đất nước Việt) và châu Lương (đất nước Quỳ Việt) nghĩa là tất cả lưu vực sông Dương Tử từ Vạn Huyện ở Tứ Xuyên trở xuống đều là giống người Việt ở cả. Sách Hoa Dương Quốc chí chép miền Nam Trung gồm Quý Châu, Vân Nam là đất Di Việt xưa. Vùng đất này gồm hơn 1 chục vương quốc như Điền Bộc, Cú Đinh, Dạ Lang, Diệp Du, Đồng Sư, Việt Tuỷ …”.

Sự thực lịch sử này đã được các sử gia Trung Quốc hiện đại công nhận là Việt tộc theo sông Dương Tử tiến về phía Đông thành lập 7 tỉnh lưu vực sông Dương Tử gồm Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, An Huy và Triết Giang. Dần dần Việt tộc tiến lên Hoa Bắc thành lập 6 tỉnh lưu vực Hoàng Hà là Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Thiểm Tây, Cam Túc và phía Nam thành lập các tỉnh lưu vực Việt Giang gồm Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến.

Ngày nay, các nhà nghiên cứu như VK Tinh, Wang Kwo Wu và cả nhà văn nổi tiếng Quách Mạt Nhược đều xác định là hầu hết các huyền thoại về các vị Vua cổ xưa nhất không thấy ghi trên giáp cốt đời Thương, mà chỉ ghi vào sách vở về sau này, khoảng từ thế kỷ thứ IV TDL, tức là thời kỳ xuất hiện các quốc gia Bách Việt thời Xuân thu Chiến quốc. Thực tế lịch sử này cho thấy những huyền thoại cổ xưa là của Việt tộc vì nếu là tổ tiên Hán tộc thì đã phải ghi trên giáp cốt đời Thương cũng như trong các sử sách, cốt tự văn hoặc chữ tạc trên đồ dùng. Chính vì vậy mà nhóm Tân học gọi là Nghi cổ phái thành lập năm 1920 do Quách Mạt Nhược chủ xướng đã bác bỏ thời Tam Hoàng, Ngũ Đế là của Trung Quốc.

Thật vậy, huyền thoại về thủy tổ Bàn Cổ mới được nói đến trong quyển “Tam Hoàng”, kể cả Phục Hi, Nữ Oa cũng không hề được nhắc tới trong các sách cổ xưa như Kinh Thi, Trúc thư kỷ niên và cũng không hề thấy xuất hiện trong đồ đồng hoặc bốc từ. Viêm Đế Thần Nông mới được Mạnh Tử thời Xuân thu Chiến quốc nhắc tới còn Hoàng Đế chỉ biết tới vào thế kỷ thứ III TDL khi Tư Mã Thiên đưa vào bộ “Sử Ký” của Tư Mã Thiên.

Tháng 2-1971, các nhà khảo cổ tìm được ở Liu-ch’êng-ch’iao Trường Sa thuộc vùng Hồ Nam, địa điểm tên là một cái qua còn nguyên vẹn. Trong tác phẩm “Cultural Frontiers in Ancient East Asia” của William Watson viết về những đồ vật đào lên tại tỉnh Hồ Nam trong đó có một cái qua có khắc tên một vị vua tên là Nhược Ngao. Sử Ký Tư Mã Thiên và Xuân Thu Tả Truyện viết rõ là vị vua có hiệu là Nhược Ngao là vị vua Hùng thứ 14 tên thật là Hùng Nghi hiệu Nhược Ngao cai trị vào năm 789 trước Tây Lịch. Điều này chứng tỏ thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử.

Trước những sự thật của lịch sử, Trung Quốc đã phải xác nhận là nền văn hoá của họ là do hàng trăm dân tộc góp phần tạo dựng nhưng văn hoá Hán ở vùng Tây Bắc là chủ thể. Thế nhưng chính học giả Trung Quốc Wang Kuo Wei lại cho rằng nơi phát nguyên văn hoá Tầu là ở miền Đông Bắc tức vùng Sơn Đông của Lạc bộ Trãi chứ không phải ở miền Tây Bắc (Thiểm tây) như quan niệm sai lầm từ trước đến nay. Sử Trung quốc vẫn cho rằng 3 triều đại Hạ, Thương, Chu là những triều đại đầu tiên của Trung Quốc theo thứ tự, nhưng Kwang Chih Chang khám phá ra thì không phải là như vậy mà đó chỉ là 3 trong nhiều nhóm chính trị đại diện cho các chủng tộc đối nghịch tranh giành ảnh hưởng mà thôi, còn văn hoá thì đều theo như Di Việt nghĩa là cũng thờ thổ thần và cây linh. Các công trình nghiên cứu lịch sử Trung Hoa Cổ Đại được kiểm chứng bởi kết quả khoa học mới nhất đã chứng minh lịch sử Trung Hoa Thời Cổ Đại là của Đại tộc Việt và Lịch sử của Trung Quốc chỉ bắt đầu từ triều Thương 1776 TDL mà thôi.

 Theo Công trình mới nhất “Nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa”, tổng kết trong Hội nghị Quốc tế các nhà Trung Hoa học trên toàn thế giới tổ chức tại Berkeley năm 1978, thì  không thể tìm ra đủ dấu vết chứng cớ để phân biệt giữa Hán tộc và các tộc người không phải là Tầu trên phương diện lịch sử. Giới nghiên cứu phải tìm về dấu tích văn hoá mà về văn hoá thì Hán tộc chịu ảnh hưởng của Di Việt.

Tương truyền Thần Nông phát xuất ở miền Tây Tạng (Tibet) đi vào Trung Nguyên qua ngã Tứ Xuyên tới định cư ở Hồ Bắc bên bờ sông Dương Tử, còn theo dân gian thì ông Bàn cổ chính là ông Bành tổ. Theo dân gian truyền tụng thì mồ mả của ông còn ở đâu đó miền rừng núi Ngũ Lĩnh. Bàn cổ mới được đưa vào lịch sử Trung Quốc đời Tam Quốc trong quyển “Tam Ngũ lược Kỷ” của Từ Chỉnh và theo Kim Định thì Phục Hi, Nữ Oa đều xuất thân từ Di Việt ở châu Từ miền Nam sông Hoài.

Việt tộc là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước đã cư ngụ rải rác khắp Trung nguyên (lãnh thổ Trung Cộng bây giờ) từ lâu trước khi Hán tộc du mục từ Tây Bắc tràn xuống đánh đuổi nhà Hạ của Việt tộc để thành lập triều Thương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Tư Mã Thiên sử gia “Đại Hán” đã mạo nhận Hoàng Đế nguyên là vị thần được dân gian vùng Sơn Đông tôn kính là tổ tiên của Hán tộc (Tầu) nên xem nhà Hạ là của Tầu. Thế rồi họ thêm chữ Hoa là một hình dung từ chỉ sự cao sang vinh hiển để trước chữ Hạ để chỉ nền văn minh Hoa Hạ cao đẹp của Việt tộc là của họ.

Bản chất của đế quốc “Đại Hán” là xâm lược và bành trướng suốt dòng lịch sử nên hết triều Thương rồi đến Chu, Tần, Hán … đã liên tiếp xâm lược đẩy lùi Việt tộc xuống phương Nam. Năm 939 chiến thắng Bạch Đằng Giang lịch sử mở đầu thời kỳ độc lập của dân tộc. Hán tộc đã bao lần xâm lược nước ta nhưng đều thất bại thảm hại cho đến ngày nay, Trung Cộng lại xâm lấn lãnh thổ Việt Nam với sự tiếp tay của tập đoàn CS Việt gian bán nước.

Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, ánh sáng của sự thật soi rọi vào quá khứ bị che phủ hàng ngàn năm bởi kẻ thù Hán tộc bành trướng. Trong thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại sửng sốt trước cái gọi là “Nghịch lý La Hy” khi trước đây nhân loại cứ tưởng tất cả nền văn minh Tây phương là của đế quốc Hy Lạp La Mã để rồi sau đó thấy rằng hầu hết các phát minh đến từ Trung Quốc ở phương Đông. Cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại lại ngỡ ngàng khi thấy rằng cái gọi là nền văn minh Trung Quốc lại chính là nền văn minh của đại chủng Bách Việt.

Một sự thật không thể phủ nhận được là “Huyền tích về Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương” đánh tan giặc Ân vào đời Hùng Vương thứ 8 đã được chính thư tịch cổ Trung Quốc xác nhận sự hiện hữu của quốc gia Văn Lang lúc đó còn ở Quý Châu TQ bây giờ. Ngày nay, với sự tiến bộ của các khoa Khảo cổ học, khoa Khảo Tiền Sử và Khoa Di Truyền học nên tất cả sự thật lịch sử đã được phục hồi một cách khách quan trung thực. Huyền tích đã trở thành một sự thật lịch sử nhưng chúng ta vẫn nhìn về lịch sử xa xưa với những truyền kỳ có thêm phần huyền ảo để sự thật lịch sử được điểm tô hư cấu như một “Sự Tích” có vẻ thi vị huyền hoặc đẹp như một “Áng Sử Thi” của dân tộc chúng ta.

Phạm Trần Anh

Khẩu Trang hay ?

On Apr 7, 2020, at 10:39 AM, “vntuluc@yahoo.com” <vntuluc@yahoo.com> wrote:

Kính thưa quý vị Giáo sư và quý Niên trưởng,
Kính thưa GS Bích và GS Song Thuận,
Về việc che mặt để giảm thiểu lây lan COVID-19, xin cho chúng em biết nên dùng chữ “khẩu trang” hay “mặt nạ” khi chuyển dịch từ chữ “mask” sang?
Kính,

LyLy

Góp ý – GS Thieu V Vo

On Tue, Apr 7, 2020 at 12:31 PM Thieu V Vo <thieuvo@sbcglobal.net> wrote:
Kính thưa quý Thầy Cô và Quý VịTheo tôi dùng chữ khẩu trang cũng không chính xác cho lắm! Nó có vẻ Tàu lai! Nhưng lâu nay bên CSVN dùng nhiều vì họ chạy xe gắn máy che miệng lại để chống khói xăng độc! Ai cũng hiểu được khẩu trang là cái gì!!Dùng để che miệng thì “khẩu trang” khá đúng!Nay với vụ Coronavirus đa số che cả mũi và miệng thì “khẩu trang” không còn đúng 100%!Tuy nhiên người ta hiểu mình muốn nói cái gì!Cách nói hay nhất là “miếng vải che mũi miệng”Hơi dài, tiếng Việt rõ ràng và chính xác!Nhưng không sai !!!Còn mặt nạ thì trong trường hợp này sai! Đâu có che hết cả khuôn mặt mà nói là mặt nạ!Chữ mask bên tiếng Anh theo tôi hơi nghèo hơn Tiếng Việt vì nó chỉ chung chung cái gì che kín hết mặt hay một phần là…mask!!! Mặt nạ khi mang vào mình không nhận người đó là ai!! Đây là suy nghĩ của tôi! Xin nghe nhiều ý kiến hay hơn đúng hơn của các Thầy Cô và quý vị!Thank You

Góp ý – GS Nguyễn Song Thuận

Thưa quý vị,

Theo tôi hiểu, có nhiều “chữ ghép” hay (từ ghép) không phải là “Hán tự chính thống” ạ (Người Tầu không nói hay viết như thế). Thí dụ “khám đường” ta hiểu là “nhà tù” (nhưng đối với người Tầu, “ngục thất” mới là nhà tù), mặc dù tách riêng từng chữ:  “khám” và “đường” đều có nguồn gốc nghĩa từ chữ Hán.Tương tự, người Hán có lẽ không định nghĩa chữ “khẩu trang” như ta nghĩ (Ta hiểu trang là trang phục, quần áo, khăn tay… và có chữ “khẩu = mồm, miệng, nên hiểu là “khăn che miệng”). Tôi tra HVTĐ của Đào Duy Anh, không thấy “khẩu trang”.
Tra “Đại TĐ” của N.N.Ý: “Khẩu trang” dt. Đồ bằng vải được may nhiều lớp, có dây đeo, dùng để che miệng, che mũi, chống bụi bậm, độc khí hoặc chống rét: Khi vào phòng mổ các bác sĩ đều đeo khẩu trang.
Vả lại chữ “khẩu” cũng có nhiều nghĩa lắm ạ!

ST

Góp ý GS Trần Huy Bích

On Wednesday, April 8, 2020, 09:33:26 PM PDT, HBTran <huybichtran@gmail.com> wrote:

Tôi thành thật xin lỗi cô LyLy ở chỗ đã không viết trả lời ngay từ hôm qua. Giữa giai đoạn hiện nay, đúng là chúng ta cũng có khá nhiều mối quan tâm khác. Cũng cám ơn thầy Thiệu đã viết khá cặn kẽ khi phân tích các tiếng “khẩu trang” và “mặt nạ.”

Một số người không thích tiếng “khẩu trang” vì đó là một từ gốc Hán, và cho rằng trong nước đã sao chép từ ấy của CS Trung Hoa (cũng như họ đã sao chép một số từ khác của người Tàu như “nhập khẩu, xử lý, đăng ký, tham quan …”). Riêng với từ này, tôi xin được … “bào chữa” cho bà con trong nước.

Để dịch ý “medical mask,” người Trung Hoa dùng từ口罩  kŏuzhào (khẩu trạo). Đôi khi họ nói rõ là 醫用口罩 yī  yòng kŏuzhào (y dụng khẩu trạo).

Chữ 罩 (trạo, cũng phát âm là “tráo”) ở bộ Võng (= lưới), có nghĩa là “che, phủ lên.”  “Y dụng khẩu trạo” “vật để che miệng dùng trong y khoa.” Với người TH,  từ ấy dùng cho ý “medical mask” rất thích hợp. Phía sau là hai đoạn về từ ấy trong  Anh Hán Từ Điển do Đại học Oxford ấn hành (= Oxford Advanced Learner’s English-Chinese Dictionary) , ấn bản năm 1989, được in lại năm 2002; và trong The Pinyin Chinese-English Dictionary (= Hán Anh Từ Điển) của Beijing Foreign Language Institute (Beijing ; Hong Kong : Commercial Press, 1983).

Chúng ta thấy từ “khẩu trang” trong nước đang dùng không phải là “sao chép của Tàu.” Công bình mà nói, “khẩu trang” cũng chưa phải một từ hoàn hảo vì mới chỉ có nghĩa “trang phục cho miệng” (không nói gì tới mũi). Nhưng dù sao, từ này đã được đưa vào Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học trong nước, do Gs. Hoàng Phê chủ biên (bản in năm 2003, trang 496), và đã trở nên thông dụng với bà con trong nước. Nha sĩ Cao Minh Hưng có lý khi nghĩ rằng chúng ta có thể dùng.  

Nhưng từ ấy chưa hoàn hảo (dùng chữ Hán, phạm vi chưa đủ). Thầy Thiệu cũng có lý khi muốn tìm một từ tiếng Việt thuần túy. Từ “miếng vải che mũi miệng” thầy đề nghị rất chính xác nhưng quả là hơi dài. Tôi không rõ làm ngắn hơn đôi chút như “khăn che mũi miệng” hay “khăn che miệng” đã được chưa, xin các thầy các cô cân nhắc, bàn thảo thêm. Trong tiếng Anh, cũng có chỗ gọi là “mask,” có chỗ gọi là “mouth covering.” Một vật có nhiều tên khác nhau là chuyện thường.

Trong tiếng Việt, cũng nhiều trường hợp một vật (hay con vật) có 2, 3 tên. Con hổ có khi được gọi là con cọp, con hùm, hay “ông ba mươi,” chúng ta đều hiểu cả. Con mèo cũng được gọi là con mãn hay con miu. Dùng từ “khẩu trang” đã thông dụng ở trong nước (như nha sĩ CM Hưng), hay cố làm ngắn hơn từ thầy Thiệu đề nghị (miếng vải che mũi miệng), đều là những việc làm có lý và hữu ích. Mong cô LyLy sẽ hài lòng.

Thân quý,

thb

Góp ý

On Thursday, April 9, 2020, 1:04:15 AM PDT, vntuluc@yahoo.com <vntuluc@yahoo.com> wrote:

Kính thưa quý vị Giáo sư và quý Niên trưởng,
Kính thưa GS Bích và GS Song Thuận,
Chúng em cảm ơn thầy Thiệu, nhà văn Bích Huyền, nha sĩ CM Hưng, quý niên trưởng Lân và Triều cùng 2 giáo sư Thuận và Bích đã bỏ thì giờ phân tích, hướng dẫn và chia sẻ suy nghĩ về các chữ “khẩu trang, mặt nạ”.  Chúng em cũng mong là GS TC Trí sẽ góp ý trong câu hỏi này vì GS Trí rất gần gũi với các sinh viên đại học Mỹ gốc Việt.
Với chủ trương ủng hộ “tiếng Việt trong sáng” và trong môi trường dạy Việt ngữ, chúng em xin phép sẽ dùng “khăn che” khi nói/viết văn tắt, và đầy đủ hơn: “khăn che miệng mũi” khi cần nói/viết chi tiết và chính xác hơn.  Cảm ơn GS Bích đã dẫn dắt những nguồn tự điển.  Chúng em noi theo phương thức làm việc đó và xin trình bày suy nghĩ của mình nay đã được học hỏi từ quý Giáo sư và quý Niên trưởng.  
Chúng em cũng có được quyển Tự Điển Tiếng Việt vủa Viện Ngôn Ngữ Học xuất bản, ấn bản lần thứ bảy, đợt 2, năm 2000 – cũng trang 496 có định nghĩa của “khẩu trang” như GS Bích đã trích dẫn.  Nhưng cũng trong quyển tự điển này, là những định nghĩa của “sự cố”, “liên hệ”, “giáo viên”, “động viên” v.v…. đã và đang được dùng thiếu rõ ràng và một cách nghèo nàn từ sau 1975, khiến cho chúng em rất e dè, thường chỉ tham khảo để hiểu nghĩa muốn diễn đạt trong ngôn từ và các bài viết sau 1975 – nhưng không nhất thiết dùng đến nó trong đối thoại với mọi người, nhất là với các học trò Việt ngữ.  GS Bích cũng đã trích dẫn ý nghĩa của chữ “mask” theo tự điển Hán Anh do ĐH Oxford ấn hành, “covering the face, or part of it” – hoặc ngay cả tự điển uy tín thuần Mỹ là Merriam-Webster (www.m-w.com) cũng định nghĩa tương tự như thế.
Rõ ràng chúng ta nhìn ra “khẩu trang” là thiếu chính xác, tuy nó đã được ra đời sau “sự cố” 1975 – vì ngôn ngữ vốn dĩ là “sinh” ngữ, cần/phải có thêm bớt với thời gian.  Người miền nam Việt Nam thuở trước 1975 đâu phải dùng đến khăn che miệng mũi mỗi ngày, mỗi khi ra đường như bây giờ, cho nên 2 chữ “khẩu trang” là sản phẩm của thời hậu VNCH.  Nếu phải chọn giữa: nghiêng về Hán Việt hay gốc nghĩa Hán Anh/Merriam-Webster, thì chúng em chọn Hán Anh/Merriam-Webster.  Định nghĩa “mặt nạ” trong tự điển Việt Nam không “thoáng” bằng định nghĩa “mask” của tiếng Anh (xin lỗi được suy nghĩ ngược lại với thầy Thiệu) nhưng lại rất đồng ý với thầy Thiệu để chọn dùng những chữ Việt đơn giản và rõ nghĩa hơn. Tuy nhiên “mask” được biến chế từ nhiều chất liệu khác nhau, tùy nhu cầu, và không nhất thiết là từ vải.
Tóm lại, xin thưa:-  “Chúng em bức xúc, khẩn trương liên hệ với quý giáo viên và quý học giả về những sự cố từ vựng, nhưng hiện với phong trào động viên chống đại địch, nhắc mọi người mang khẩu trang khi ra khỏi nhà sẽ đem lại nhiều phúc lợi cho bản thân và mọi người”.Thì:-  “Chúng em liên lạc với quý giáo sư và quý niên trưởng mong để tham khảo về những chữ nghĩa còn khá mới mẻ trong cộng đồng tỵ nạn, ngõ hầu cùng nhau đẩy mạnh việc mang khăn che miệng mũi để làm giảm lây lan mỗi khi cần ra khỏi nhà trong thời điểm đại dịch này.”
Nếu chúng ta có thể tiếp tục thảo luận hoặc tìm hiểu thêm để đưa đến việc cùng đồng ý dùng thống nhất trong cộng đồng tỵ nạn thì “khăn che” hoặc “khăn che mũi miệng”, hoặc một cụm chữ nào khác hay hơn, sẽ trở thành một tiếng Việt trong sáng và quen thuộc, được phổ biến thay cho “khẩu trang”.  Rất mong quý giáo sư và quý niên trưởng châm chước cho những suy nghĩ non trẻ của chúng em.
Kính mến,

LyLy

Góp ý GS Nguyễn Song Thuận

Kính thưa quý vị,

Như vậy, chúng ta có các “từ”: “khẩu trang”, “khăn che mũi miệng”, “mặt nạ y tế”… Chính tả tiếng Việt được “giàu” thêm chữ …

Tôi đồng ý với quý vị là từ ngữ “khẩu trang” chưa… toàn hảo 100%. Tuy nhiên, đây không phải là tiếng … người Tầu dùng (thay cho chữ “mask y tế”)… Vả lại, khi ta viết ” khẩu trang”, người Tầu không biết và không hiểu ta viết gì, phải không ạ? Như vậy, từ ngữ “khẩu trang” là… chữ Việt hẳn hoi… có dấu hỏi.. không giống chữ Tầu tí nào cả…

Một điều nữa, một số người đã lầm “định nghĩa” với “danh từ” rồi “ngây ngô” gọi…  “xưởng đẻ”… “người lái”… “máy bay lên thẳng”…

Ngoài ra…  “chữ Hán” mà người Tầu dùng ngày nay, “có thể” là do…  Tổ tiên ta sáng chế… và góp công sức không nhỏ để hoàn thiện… (việc này…  xin nhà biên khảo Phạm Trần Anh lên tiếng).

Mục đích của chúng ta là “Thống nhất cách viết chữ Việt” và “dùng tiếng Việt một cách trong sáng, rõ ràng”… Xin cám ơn sự đóng góp ý kiến của toàn thể quý vị.

Song Thuận