Đề Tài 2: Các dấu tiếng Việt và cách đánh dấu tiếng Việt.

Trình bày: Trần Ngọc Dụng

1. Cách đánh dấu thanh

Tiếng Việt được viết dưới dạng mẫu tự La-tinh nhờ vào nỗ lực đơn giản hoá và phổ thông hoá ngôn ngữ trong việc truyền dạy giáo lý của các nhà truyền giáo, bắt nguồn từ thế kỷ thứ 16 đến nay. Lối viết này thay thế cho chữ con giun (còn gọi là chữ nòng nọc, hay khoa đẩu)

và chữ Nôm. Nhờ đó ngày nay chúng ta có được hệ thống chữ viết khá dễ dàng và đơn giản, rất tiện cho việc giáo dục ngôn ngữ truyền thừa, chính thống.

Tuy nhiên, dù dùng mẫu tự La-tinh nhưng vẫn phải cần đến các dấu để ghi đúng cái thanh của những chữ cần thiết nhằm làm rõ sáu thanh, trong đó năm thanh phải dùng dấu để làm rõ ý nghĩa của điều muốn nói hay muốn ghi lại.

Các dấu thanh này gồm có dấu sắc (phù khứ), dấu huyền (trầm bình), dấu hỏi (trầm thượng), dấu ngã (phù thượng), dấu nặng (trầm nhập). Theo thiển ý, thứ tự các dấu này dựa theo nhịp đập của trái tim, thể hiện rõ nét bản tánh “duy tình” của người Việt.

Để phản ảnh đúng cách đọc, dấu phải được đặt trên mẫu tự chính đại diện cho âm chính trong mỗi từ hay chữ.

Dựa trên nguyên tắc “trọng âm” hay “chủ âm” tức âm chính trong mỗi từ hay chữ, cách đặt dấu được thực hiện như sau:

Với các từ hay chữ có một mẫu âm tượng trưng bằng một mẫu tự chính:

a   ă      â     e      ê      i       o      ô      ơ      u      ư     y
thì dấu thanh chỉ cần đánh ngay trên hoặc dưới mẫu tự chính này. 

Thí dụ: ca, bà, cá, gả, hẳn, khẻ, lễ, mị, nó, phù, quả, rã, sạ, tú, vù, xử, kỹ, tỵ.

Với các từ hay chữ có các nhị hợp tự (dyads) tượng trưng cho các nhị hợp âm (diphthongs) thì cần lưu ý kỹ. Có tất cả 29 nhị hợp tự ‘dyads’ tạo thành 29 nhị hợp âm, được chia làm ba nhóm, phân theo nguyên lý mở-khépkhép mở:

Nhóm 1 gồm 18 nhị hợp tự không bao giờ cần mẫu tự cuối. Do đó, quan sát và chứng nghiệm, tất cả mẫu tự đầu là mẫu tự chính, tức chủ âm, theo nguyên lý mở-khép:


Theo hình vẽ trên đây, mẫu tự đầu làm chủ âm và mẫu tự theo sau làm thứ. Theo nguyên lý mở khép, không thể thêm bất cứ mẫu tự nào theo sau các nhị hợp tự này:

ai  ao  au  ay  âu  ây  eo  êu  ia  iu

oi  ôi  ơi  ua  ui  ưa  ưi  ưu

Thí dụ: bài, cào, gàu, hãy, lẩu, kẹo, nghêu, mía, níu, roi, phổi, rơi, chúa, túi, dừa, ngửi, cừu

  Nhóm 2 gồm 6 nhị hợp tự luôn luôn cần mẫu tự cuối: 

__   oă__     oo__*                     uâ__   uô__    ươ__

Thí dụ:   biển, hoặc, goòng, soọt (shorts), tuần, muỗng, phước, ,

Nhóm 3 gồm 5 nhị hợp tự, không nhất thiết cần đến mẫu tự cuối, nghĩa là tuỳ theo chữ là dùng mẫu tự cuối hay không.

oa. . .   oe. . .                  uê. . .           uơ. . .        uy. . .  

Thí du:  hoà – hoàng   khoẻ – khoẻn    tuế – tuếch   thuở-huỡn    huý – huýt

. . . . . . . . .

Theo hình vẽ trên đây, mẫu tự thứ hai làm chủ âm và mẫu tự đứng trước phụ hoạ. Do đó, có thể thêm mẫu tự sau các nhị hợp tự này, tuỳ theo nhóm. Các dấu chấm trong hình cho thấy các nhị hợp tự này mở ngõ cho việc tuỳ nghi thêm mẫu tự phụ vào để tạo thành chữ khác, đúng theo quy tắc chính tả của tiếng Việt.

Tóm lại, các từ thuộc nhóm 2 và 3 có cùng cách đánh dấu: mẫu tự chính thứ hai, tức chủ âm. Nói cách khác thì tuỳ theo nhóm mà đặt dấu cho đúng “luật ngữ học” nghĩa là dấu đánh đúng theo cách đọc, theo nguyên lý khép-mở:

Đối với 12 tam hợp tự (triads) và tam hợp âm (triphthongs) của tiếng Việt:

iêu           oai         oao          oay          oeo          uây

uôi      uya            uyê___    uyu          ươi          ươu

Ngoại trừ uya với chữ khuy duy nhất không cần dấu thanh, và uyê (đóng khung) với êchủ âm, tất cả 10 tam hợp tự còn lại đều có chủ âm ở giữa.

Thí dụ:  chiều     ngoài     ngoáo      xoáy    ngoèo   nguẩy

chuối    khuya    nguyệt    khuỷu    cưi     mưỡu

Nói tóm lại, cách đọc với lối phiên âm theo ngữ âm học ‘Pronunciation and Phonetic transcription’ cho thấy rõ trọng âm nằm ở đâu. Từ đó chúng ta sẽ thấy điều “hợp lý” khi đánh dấu theo phương pháp ngữ học và sẽ không tạo cho người học hoang mang.

Vào đầu thập kỷ 1970, Nha Tiểu Học, Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hoà, đề nghị dùng phương pháp tách tam hợp tự ra hai phần và kết hợp cách phát âm dùng cho nhị hợp tự trên kia theo hình thức như sau:

i.êu     o.ai             o.ao         o.ay          o.eo         u.ây

u.ôi     u.ya           u.yê___    u.yu          ư.ơi          ư.ơu

Như vậy, muốn đọc chữ chiều, nên phân làm hai: chi.êu > chiều; khoai = kho.ai;  ngoáo = ngo.áo; xoáy = xo.áy; ngoẻo = ngo.ẻo; khuấy = khu.ấy; nguội = ngu.ội;  nguyệt = ngu.yệt; khuỷu = khu. ỷu; người = ngư.ời; hươu = hư.ơu, v.v..

Lưu ý hai mẫu tự O và U có thể cùng trở thành âm [w] trong một số trường hợp, như: hoa [hwa:] và quý [kwí: j], thuý [thwi: j]. Các trường hợp khác như: uy, oe, hai mẫu tự u, o cũng có cách đọc giống nhau: huy [hwi:] hoe [hwe] hoặc hoa [hwa] như vừa nói trên:

Hãy so sánh cách đọc của các thí dụ bên dưới đây để thấy rõ chủ âm của các nhị hợp âm

hoa [hwa:]                 hoà [hwà:] 

hoàn [hwà: n]      hoàng [hwà: ŋ]

hao [ha: w]               hau [ha: u]   

mua [mu: a]            mau [ma: w]  

mau [ma: u]            mao [ma: w]

khoe [khwε]          khon [khwεn]

i [u: i]                       u [wi: j]

thúi [thu: i]              thuý [thwi: j]

ca [ku: a]                qu [kwa:]

Do vậy, việc cần thiết là phải nắm rõ chủ âm ở đâu và khi cần thêm dấu nên thêm ngay trên hay dưới chủ âm đó.

Dưới đây là vài trang trích trong các từ điển có giá trị đã xuất bản từ 1937 đến nay. Ngoài ra, còn có vài trang chứng minh cho thấy lớp 1 tại Việt Nam cũng đã áp dụng phương pháp đánh dấu này.

Dấu hỏi hay dấu ngã?

Việc nắm vững chữ nào dùng dấu hỏi và chữ nào dùng dấu ngã cũng trở thành chuyện khó đối với một số người. Theo nguyên tắc, chữ nào cũng có nghĩa của nó; vậy, muốn viết đúng thì trước hết nên nắm vững nghĩa trước. Chẳng hạn:

bả    bả vai, bả (bà ấy)                                  cặn bã xã hội, nhổ bã

cải   cây cải, cải tổ, biến cải                      cãi    cãi cọ, cãi nhau, tranh cãi             

chửa đàn bà có chửa, chửa (chưa) xong      chữa sửa chữa, chữa lửa              

củ    củ sắn, củ sâm, củ chuối                        cũ kỹ, bạn cũ                     

dải   dải lụa, dải đất                                 dãi    dễ dãi, thèm rỏ dãi

dể    khi dể, dể ngươi                               dễ     dễ dàng, rất dễ

Vài điều cần nhớ về dấu hỏi ( ̉ ) và dấu  ( ̃ ):

Có hai nguyên tắc để nhớ chữ nào viết dấu hỏi và chữ nào viết dấu ngã:

¤ Biết nghĩa của chữ đó. Thí dụ: ngả ‘nẻo đường, nghiêng về một bên’ đôi ngả chia ly, ngả nghiêng trước gió; ngã ‘tôi, chỗ gặp nhau của hai hay nhiều con đường, nằm xuống’ bản ngã, ngã tư, té ngã, sốt rét ngã nước, v.v…

¤ Phân biệt đó là chữ thuần Việt (Nôm) hay từ gốc Hán (chữ Nho), như những thí dụ dưới đây:     

 (1) Dùng dấu hỏi.

Tất cả các tiếng tỉnh thanh đều phải viết bằng dấu hỏi:

bà ấy > bả                   ông ấy > ổng           anh ấy > ảnh

chị ấy > chỉ                 cha ấy > chả             dì ấy > dỉ

chưa có > chửa          đằng ấy > đẳng bên ấy > bển

ngoài ấy > ngoải                 trong ấy > trỏng          có chừng ấy thôi > có chửng thôi

vậy đó > vẩy               hôm ấy > hổm

Ngoại trừ: hồi nãy giờ > hỗi giờ (viết dấu ngã để tránh chữ hổi < hoả ‘nóng’)

Từ-ngữ từ gốc Hán bắt đầu bằng:

a, â, i (y), iê, o, ô, u, ư và ch, kh, gi, k, ph, qu, th, tr, x:

ảo ảnh            ảm (đạm)        ẩm (thực)            ẩn (hiện)             ẩu đả       

(lại)             yểm (tài)         yểu (mệnh)         yên ổn                 ủng (hộ)  

uỷ (ban)          uỷ (lạo)           (ngự) uyển          chủ (trương)         chủng (tộc)

chẩn (đoán)    (chứng) chỉ     (khả) ái              khởi (sự)              khảng (khái)

khử (trùng)      giả (thuyết)     giải (thích)         giảm thiểu            giảng giải

kỷ luật            (gia) phả         phản (bội)          phỉ (báng)            quả (quyết)

quảng (đại)     quỷ (quyệt)     thưởng (thức)      (phế) thải            trảm        

triển               trở (ngại)        tử (thần)             xử (trí)                 …

Ngoại trừ: kỹ thuật, hội, mâu thuẫn, bệnh thũng, phẫn nộ, giải phẫu, quẫn bách, quỹ đạo, Nguyễn Trãi, thủ quỹ, trẫm, ấu trĩ.

(2) Dùng dấu ngã:

Từ-ngữ gốc Hán bắt đầu bằng: d, l, m, n, ng, ngh, nh, v:

mỹ mãn, mã (lực), mãnh (hổ), (từ) mẫu, …

     nã, não, nhẫn, nỗ, nữ, …

     nhẫn, nhiễu, nhũ, nhũng, …

     lễ, liễu, luỹ, lữ, 

     vãng, vĩ, vĩnh viễn, vũ, …

     dã, dẫn, diễm, dũng, …

     ngã, nghĩa, ngữ, ngưỡng, …

Ngoại trừ: ngải (một loại cây dùng làm thuốc)

Trở ngại là, ít người phân biệt được từ-ngữ nào là thuần Việt và chữ nào là gốc Hán (chữ Nho)

Phân biệt ay-ây, au-âu

Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới đều có thổ ngữ (tiếng địa phương). Từ đó mới có sự phân biệt ay-ây, hay au-âu mà phần lớn là sự khác biệt rõ rệt giữa hai miền Nam và Bắc. Tuy nhiên, do nhu cầu thống nhất chính tả, ở đây nêu lên một số đề nghị liên quan đến cách dùng các chữ có au, âu, ay, ây.

Ngoại trừ những chữ có nghĩa khác nhau rõ ràng, không cần bàn cãi nhưng cần nắm vững nghĩa của mỗi chữ: au–âu, báu–bấu, bàu–bầu, cau–câu, cáu–cấu, chau–châu, cháu–chấu, dàu–dầu, đau–đâu, đáu–đấu, gàu–gầu, hàu–hầu, kháu–khấu; lau–lâu, láu–lấu, máu–mấu, náu–nấu, ngáu–ngấu, cái nhau–nhâu vào (động từ), rau–râu, sau–sâu, sáu–sấu, tau–tâu, thau–thâu, trau–trâu, vảu–vẩu,

Một số thí dụ về auâu có thể thay thế cho nhau vì đồng nghĩa dùng tại miền Nam và Bắc:

Nam Bắc Nghĩa
gàu sòng làu bàu màu sắc
nhàu nát
tàu hoả
gầu sòng lầu bầu mầu sắc
nhầu nát
tầu hoả
loại dụng cụ có cán dài để múc nước đổ vào ruộng nói lẩm bẩm trong miệng không ai nghe rõ là gì đặc tính của sự vật tác động đến mắt nhìn do ánh sáng phản chiếu lại tình trạng bị nhăn gần như vỡ vụn phương tiện chuyên chở chạy trên đường sắt có nhiều toa

Tương tự như cặp au-âu, cặp ay-ây cũng có những chữ có nghĩa khác nhau rõ ràng, không cần bàn cãi nhưng cần nắm vững nghĩa của mỗi chữ: bày (động từ)–bầy (danh từ); cay–cây, cháy–chấy, day–dây, đay–đây, gay–gây, hay–hây, may–mây, nay–nây, phay–phây, quay–quây, rau–rây, sau–sây, tay–tây, thay–thây, vay–vây, xay–xây.

Sau đây là một số thí dụ về ayây cùng nghĩa và được hai miền dùng khi nói hay viết:

Nam Bắc Nghĩa
cái này dạy học đày đoạ đi cày giày gảy đàn quày số bảy trình bày cái nầy dậy học đầy đoạ đi cầy giầy gẩy đàn quầy số bẩy trình bầy dùng để chỉ vào vật gì khi người nghe và người nói cùng nhìn thấy công việc truyền bá kiến thức và khả năng cho người khác làm khổ người khác; đưa người bị hại đến chỗ xa và làm việc nặng vỡ đất để làm lúa, trồng trọt vật làm bằng vải, cao-su hay da mang vào chân đánh hay chơi nhạc cụ thuộc bộ dây cái kệ ký hiệu “7” để đếm, dùng trong toán học đưa hay nêu ra cho mọi người thấy hay nghe những gì muốn nói

Trong từ-vựng tiếng Việt có hàng ngàn chữ có ay, ây tuy cùng một nghĩa nhưng hai miền Nam Bắc lại dùng khác nhau; tuy vậy, cũng có khá nhiều chữ hai miền cùng dùng chung mà không thể thay khác, như: áy náy, cay cú, cơm cháy, dao phay, gay go, gà gáy, mặt mày, mày mạy, lay chuyển, thay đổi, thày lay, trày trạy, vay mượn, xay lúa, … 

Nhưng: ai nấy, bầy hầy, bầy nhầy, chán ngấy, con chấy (chí), cậy nhờ, lẫy lừng, ngầy ngật, phe phẩy, tra nậy, trầy trụa, vây hãm, xây cất, …

Do vậy, nếu được, để tránh sự nhầm lẫn cho các học sinh, thầy cô giáo nên tránh dùng các chữ trùng nghĩa hoặc có hai nghĩa: bảy ‘số 7’ – bẩy ‘số 7, dùng đòn tựa trên chỗ nào đó để nâng vật gì lên, tức đòn bẩy; nên dùng bảy để chỉ số 7, thay cho bẩy. Tương tự, thức dậy, dạy học; dãy nhà, giãy giụa; giẫy cỏ, giày dép, giầy xéo; nổi sảy; sẩy chân.

Trên đây là một vài đề nghị của nhóm đi tìm sự thống nhất chính tả nhằm mục đích tìm sự đồng thuận, theo lời của học giả Đào Đình Bình từng nói để “tránh viết lộn xộn nhằm giúp con cháu chúng ta thống nhất cách viết và tránh được hậu quả là cả ngàn năm sau nền văn chương Việt Nam vẫn cứ tiếp tục lộn xộn làm người ngoại quốc điên đầu khi nghiên cứu ngôn ngữ và văn chương Việt Nam.”

Chữ có mẫu tự cuối –n và –ng

Câu hỏi thường nghe là: sương có “g” hay không? Có người rành tiếng Việt sẽ trả lời: “Chữ sươn “không có g” nghĩa là ‘rớm, rỉ’ > ‘sươn máu, rỉ máu’. Còn sương “có g” nghĩa là ‘hơi nước nhỏ li ti bay lơ lửng gần mặt đất’. Nói như vậy để nêu vấn đề là cần phân biệt những chữ tận cùng với –n hoặc –ng để dùng cho đúng nghĩa, đúng cách.

Ngoài những chữ dùng mẫu tự đơn o, ô, u rất dễ nhận rõ khi dùng với –n hay –ng ra như: bon–bong, bôn–bông, bún–búng; con–cong, côn–công, cùn–cùng; chonun-chung, phun-phung, mùn-mùng, mủn-mủng, nón-nóng, son-song, … vì tính chất đồng hoá thuận (progressive assimilation) tạo ra cách đọc khác nhau, đa số những chữ khác khá khó phân biệt đối với người nói giọng Trung và giọng Nam. Riêng người nói giọng Bắc thì mục này không gặp trở ngại.

Làm sao vượt qua lỗi chính tả này?

Trước hết cần nắm vững nghĩa của mỗi chữ: muôn (10.000), muông (thú) muốn (cảm thấy cần có cái gì hay điều gì), muống (một loại rau); hoàn (trả lại, viên thuốc), hoàng (màu vàng, thuộc về vua chúa).

Trong tiếng Việt có hàng ngàn chữ có cách viết khác nhau nhưng nhiều người đọc giống nhau như vừa nói: an tâm, an ổn, an nhàn, ang áng, án thư, ang gạo, án lệnh áng văn, áng can qua; ban sởi, ban bố, bang hội; bản đồ, bảng viết; bàn luận, cái bàn, cây bàng, bàng quan (đứng ngoài nhìn), bàng quang (bọng đái); bén nhọn, bén gót, quên béng; can trường, cang cường; cán cân; cáng đáng; căn bản, căng thẳng; dan díu, dang dở; dân chúng, dâng cúng; đan áo, đảm đang; điều khoản, khoảng cách; quái đản, băng đảng; han rỉ, hang ổ; khô khan, khang trang; màn cửa, mơ màng; phàn nàn, phũ phàng, phản ảnh, phảng cỏ; quán ăn, quáng gà; quan sát, quang đãng; quản trị, quảng bá; tán thán, táng đởm; than khóc, thang máy; thằn lằn, thằng bé; xán lạn, cái xáng; v.v.. 

Tóm lại, từ-ngữ là một trong bốn yếu tố của một ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, và văn hoá. Điều quan trọng đối với người học là phải nắm vững chữ và nghĩa để có thể diễn tả trung thực ý muốn truyền đạt. Nắm vững yếu tố này giúp người dùng diễn đạt ý của mình một cách chính xác, rành mạch, rõ ràng, khiến người nghe hay đọc cảm thấy thoải mái. Cần dành một ít thời giờ để trau giồi vốn từ-ngữ của mình là điều rất nên làm. Đọc sách cũng là cách rất hay để tăng vốn kiến thức cũng như làm giàu kho tàng từ-ngữ.

PHỤ LỤC

Trước hết là vài trang trong từ điển của Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Đình Hoà, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Việt Nam nổi tiếng thế giới, nhà sáng lập Viện Việt Học tại Nam California. ‘The following pages are excerpts from an English-Vietnamese Dictionary authored by Dr. Nguyễn Đình Hoà, a well-known linguistic researcher on Vietnamese language, founder of Vietnamese Studies Institute in Southern California.’

Tham khảo – References

  • Nguyễn Đình Hoà, English-Vietnamese Dictionary [từ-điển anh-việt] with the assistance of Patricia Nguyen Thi My Huong, Charles E. Tuttle Co.: Publishers, Rutland, Vermont & Tokyo, Japan, 1965
  • Gusta Hue, Missionnaire Apostolique, Dictionnaire Anamite-Chinois-Français, Imprimere Trung Hồ, 1937
  • Lê Ngọc Trụ, Tầm Nguyên Tự-Điển Việt Nam, nhà sách Khai Trí, 1967
  • Tiếng Việt lớp 1, tập 2, nhà xuất bản Giáo Dục, Việt Nam, 2008
  • Khảo Cứu Ngữ Pháp Tiếng Việt, Nguyễn Hiến Lê và Trương Văn Chình, nhà xuất bản Đại Học Huế, 1967

Trần Ngoc Dụng sưu tầm

___________________________________________________________

Giáo sư Trần Ngọc Dụng

Trần Ngọc Dụng, một người từng trải qua hai cuộc chiến.

  • Sinh tại Quảng Nam miền trung Việt Nam.
  • Cựu uỷ viên ngày thiếu đạo Quảng Trị, Hướng Đạo Việt Nam;
  • Cựu phụ tá giám đốc cơ quan Liên Vụ Thông Tin Hoa Kỳ (JUSPAO–1964-69);
  • Cựu sinh viên Văn Khoa và Luật Khoa Saigon;
  • Cựu sĩ quan Quân Lực VNCH, giảng viên Trường Quân Y và Trường Sinh Ngữ Quân Đội trước năm 1975;
  • Cựu tù nhân tại các trại tập trung; từng giảng dạy tại Đại học Tổng Hợp Saigon (1980-1991),
  • Nhân viên Trung Tâm Nghiên Cứu & Dịch Thuật (1982-1991).

Tại Hoa Kỳ,

  • Giảng viên dạy ESL tại School of Continuing Education tại Fullerton và tại Lincoln Education Center, Garden Grove –1997-2008;
  • Cựu giảng viên tiếng Việt tại UCLA, UCI, và UCR (2002-05).
  • Hiện đang giảng dạy tiếng Việt tại Trường Cao Đẳng Coastline và Santa Ana College (2000-hiện tại);
  • Trưởng ban dịch thuật tại Khu Học Chánh Garden Grove từ năm 2008 đến nay;
  • Chuyên viên duyệt bài thi cho Viện Ngôn Ngữ Quốc Phòng của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ;
  • Tư vấn cho Trung Tâm Nghiên Cứu Song Ngữ chuyên về Ngôn ngữ Á Châu.
  • Tác giả của 10 quyển sách nghiên cứu và sách giáo khoa dạy tiếng Việt. Dịch và xuất bản trên 25 tác phẩm đủ loại: lịch sử, chiến tranh, kỹ thuật, chính trị, luật pháp, y học, luyện kim, v.v…

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s