Đề Tài 3: Cách viết hoa và phiên âm tên người.

Trình bày: Nguyễn Văn Khoa

A- CÁCH VIẾT HOA TRONG TIẾNG VIỆT

B- CÁCH ĐỌC DANH TỪ RIÊNG NGOẠI QUỐC

MẪU TỰ CĂN BẢN VIẾT HOA, GỒM 29 CHỮ CÁI:

A Ă Â B C D Đ E Ê G H I K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y

MẪU TỰ NGOẠI QUỐC DÙNG XEN VÀO CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT:

CHỮ PHỤ ÂM GHÉP:

A- VIẾT HOA TRONG TIẾNG VIỆT (THEO PHƯƠNG PHÁP NGỮ HỌC)

Viết hoa chữ cái đầu câu của một câu hoàn chỉnh.

Sau dấu chấm câu (.);

sau khi xuống dòng (.);

sau dấu chấm hỏi (?);

dấu chấm than (!);

sau dấu chấm lửng (…);

sau dấu hai chấm (:);

sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”).

* Danh từ riêng/ danh từ chung

– Viết hoa: tên người, địa danh, công ty, quốc gia, ngôn ngữ, tổ chức, những sự kiện quan trọng.

Thí dụ: Việt Nam; Hồ Hoàn Kiếm; Thành Phố New York; Nguyễn Văn Khoa, (không viết Nguyễn văn Khoa, không viết Nguyễn-văn Khoa; không viết Việt-nam. Thời xưa đã viết thỉnh-thoảng, luôn-luôn, may-mắn, . . .

– Viết thường, khi danh từ riêng được nhắc đến một cách gián tiếp.

– Thí dụ: “Trung Tâm Văn Hoá Hồng Bàng” được viết hoa, nhưng nhóm chữ “trung tâm văn hoá” viết thường trong câu: Trung Tâm Văn Hoá Hồng Bàng là một trong những trung tâm văn hoá giảng dạy tiếng Việt lâu năm tại Nam California. Nhóm chữ danh từ riêng “trung tâm văn hoá” được chuyển thành danh từ chung rồi.

* Chức danh trang trọng khi đứng trước tên.

– Viết hoa chức danh khi đứng trước tên, thí dụ: President George W. Bush; Tổng Thống Ngô Đình Diệm; Giáo Sư Nguyễn Đình Hoà.

– Viết thường khi chức danh ở phía sau họ tên, thí dụ từ “chairman” ở câu sau: The conference will be led by Bill Gates, the chairman of Microsoft.

Mọi người tán thưởng với trang pháo tay nồng nhiệt sau phần phát biểu của Trần Lê Anh Hùng, nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam.

*Chữ chỉ phương hướng

– Viết hoa khi sử dụng chữ chỉ phương hướng nhấn mạnh đến một địa danh. Thí dụ chữ: Miền Nam là nơi đặt thủ đô thời Đệ Nhất Cộng Hoà, nhưng Miền Bắc lại là thủ đô của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

– Viết thường khi nhắc đến phương hướng nói chung, thí dụ, ông ta là người rày đây mai đó, lúc ở phương bắc, khi thì ở phương nam.

* Ngày, tháng và các ngày lễ

– Viết hoa: ngày trong tuần, tháng, ngày lễ, sự kiện, thí dụ: Lễ Quốc Tổ Hùng Vương, Lễ Độc Lập Hoa Kỳ.

– Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, … Tháng Giêng, Tháng Hai, … Sunday, Monday, Tuesday, Wednesday, Thursday, Friday, Saturday.

– Viết thường các mùa trong năm, thí dụ: “winter, summer, spring”. Winter is one of the four seasons that make up the year. It is the coldest time of the year and falls between autumn (fall) and spring, the intervening periods that lead from and to summer, the warmest time of the year.

* Câu nói trích dẫn

– Viết hoa chữ cái đầu của câu nói trích dẫn trong dấu ngoặc kép, chỉ khi nhóm chữ ấy đủ cấu trúc của 1 câu. Thí dụ: “Anh khóc không phải vì tiếc cây, mà vì thấy cây là loài vô tri vô giác còn khô héo trước cảnh chia lìa, huống hồ gì anh em chúng ta.” trích sách GS Trần Chấn Trí – Vietnamese Stories. Page 167.

Nhưng khi chúng ta dẫn giải câu này cho mục đích chi đó, thí dụ để giải thích: Chúng ta thấy trong câu này có 4 từ (chữ) có gốc Hán Việt là “vô tri vô giác” thì chữ “vô” không cần viết hoa.

Theo quy tắc trong văn phạm Mỹ (capitalization) những tên riêng như tên người, quốc gia, đường phố, hội đoàn, cơ sở, tên ngày thứ tự trong tuần lễ, ngày, tháng năm… Thí dụ: Lý Thường Kiệt; nước Mỹ; đường Đinh Tiên Hoàng; Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Trưng Vương Nam California; hãng Toyota; Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ Nhật; Tháng Giêng, Tháng Hai, Tháng Ba, Tháng Chạp; năm Nhâm Thìn, năm Quý Tỵ…

  • Nhan đề, tiêu đề (lưu ý)
  • Viết hoa tất cả các chữ đầu của tiêu đề sách, phim hay bài hát… (nhưng đối với cách viết tiếng Anh lại viết thường các giới từ, liên từ và mạo từ – prepositions, conjunctions, articles), thí dụ như tiêu đề: “The Three Heroes How to Get Yourself a Wife = Ba Chàng Tài Ba Kiếm Vợ Bằng Cách Nào?”; “Princess Lieu Hanh Earth as Land of Exile = Công Chúa Liễu Hạnh Trần Gian Lưu Đày” sách GS Trần Chấn Trí – Vietnamese Stories. Page 148; page 40…

* Tên viết tắt các chữ cái đứng đầu và tên đặc biệt khác

– Viết hoa các chữ viết tắt được tạo từ chữ cái đứng đầu của một nhóm chữ (thí dụ: VNCH, Việt Nam Cộng Hoà; ABC News, American Broadcasting Company News; NATO, North Atlantic Treaty Organisation; United States of America USA, U.S.A. …

B- CÁCH ĐỌC (hoặc viết) DANH TỪ RIÊNG NGOẠI QUỐC

* Tôn trọng quy tắc phiên âm quốc tế IPA –International Phonetic Alphabet.

* Chữ viết của Tiếng Việt được phiên âm theo mẫu tự La Tinh.

* Tiếng Việt trong dòng sinh mệnh dân tộc. Đừng để lầm lẫn tên người Việt và tên người Tầu!

* Chẳng dân tộc nào tồn tại khi không còn ngôn ngữ và văn hoá.

Cách Phiên Âm: Hanyu Pinyin/ Wade-Giles

Hanyu Pinyin is the official system to transcribe Mandarin Chinese sounds into the Roman alphabet.

-Phần phiên âm tiếng nước ngoài cần viết tiếng nước ngoài trước, sau đó mở ngoặc đơn ghi phần phiên âm không có gạch nối. Thí dụ: New York (Nữu Ước); Washington (Hoa Thịnh Đốn); Máozédōng Mao Zedong (Mao Trạch Đông) 毛澤東 (毛澤東; Sūnzhōngshān Sun Yat-sen (Tôn Dật Tiên) 孫逸仙;  Xi Jinping 習近平 (Tập Cận Bình). Trong một văn bản mà tên riêng đó lặp lại nhiều lần thì chỉ cần viết phiên âm lần đầu, từ những lần sau để nguyên tên nước ngoài.

  • Phiên Âm Tên Người Ngoại Quốc
  • Xin lưu ý việc phiên âm tên người nên giữ tính cách trung thực, sát với cách phiên âm theo chữ La Tinh và quy tắc phiên âm quốc tế IPA –International Phonetic Alphabet.
  • Đặc biệt việc dùng Hán Việt các danh từ riêng, tên người, tên địa danh, thị trấn, sách báo, văn chương, thi ca… tránh dùng âm Hán mà nên theo quy tắc phiên âm quốc tế IPA khi có thể.
  • Học sinh đọc 1 bài lịch sử sẽ không hiểu bên nào là người Việt Nam bên nào là người Tầu, người Hán. Họ và tên người này là phe nào!
  • Phiên âm tên người

Viết tên, họ người Tầu: Tên và họ người Tầu, và vài ngôn ngữ ảnh hưởng tiếng Hán, đôi khi lẫn lộn, gây ngộ nhận với tên và họ người Việt, do đó nên dùng phương pháp Pinyin (bính âm) để phiên âm tên người Tầu bằng chữ cái La Tinh trước, sau đó viết tên người Tầu theo phiên âm Hán Việt trong dấu ngoặc đơn. Thí dụ: Jiang Zemin (Giang Trạch Dân).

  • Hanyu Pinyin (bính âm)

Hanyu Pinyin (Bính âm) là hệ thống chính thức để phiên âm tiếng (sounds) Trung Quốc sang bảng chữ cái La Mã (Roman alphabet). Nó được phát minh vào những năm 1950 và được sử dụng như một tiêu chuẩn ở Trung Quốc đại lục vào năm 1958. Pinyin được sử dụng cho một số mục đích, như dạy tiếng Trung Quốc, phiên âm tên và địa điểm vào bảng chữ cái La Mã và được sử dụng làm phương thức nhập liệu để gõ các ký tự Trung Quốc.

  • Wade-Giles

Pinyin (Bính âm) không phải là hệ thống duy nhất được phát minh để phiên âm tiếng nói (sounds) Trung Quốc thành chữ cái (letters) La Mã. Một hệ thống cũ hơn có tên Wade-Giles đã được sử dụng trong nửa đầu thế kỷ 20 và nó đã lưu lại trong ngôn ngữ tiếng Anh. Chẳng hạn, được La Mã hóa thành “kungfu” trong Wade-Giles, nhưng “gongfu” trong Pinyin. Ngoài ra, (thủ đô của Trung Quốc) trong quá khứ được La Mã hóa là “Bắc Kinh – Peking”, nhưng là “Beijing” trong hệ thống Pinyin.

___________________________________________________

Nhà giáo Nguyễn Văn Khoa

Trước 1975 dạy học. Định cư tại Hoa Kỳ năm 1980.

Các hoạt động văn hoá, ngôn ngữ trên 30 năm qua:

– Nguyên Hiệu Trưởng trường Việt Ngữ Vinh Sơn Liêm thành phố Orange, California;

– Nguyên Chủ Tịch Hiệp Hội Di Sản Văn Hoá Hùng Vương (Hung Vuong Heritage Foundation);

– Thành Viên Hội Đồng Quản Trị của Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt (The Vietnamese Historical and Cultural Performing Arts Foundation – VIETCH-PAF);

– Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị và nguyên Chủ Tịch Ban Chấp Hành của Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California (The Association of the Vietnamese Language and Culture Schools of Southern California – TAVIET-LCS).