Đề Tài 4: I hay Y.

Trình bày: Bùi Đức Uyên

I hay Y là một đề tài có lẽ hao tốn giấy mực nhiều nhất của các nhà quan tâm đến tiếng Việt. Một lần nữa cùng nhau nhìn lại I và Y trong mục đích xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc thống nhất chính tả tiếng Việt qua các tiểu mục:

1.- Câu chuyện I hay Y
2.- Nguyên Âm hay Bán Nguyên Âm
3.- Chữ I và Y trong tiếng Việt
4.- Đề nghị Nguyên tắc
5.- Tên gọi hay phát âm

1.- CÂU CHUYỆN I HAY Y

Nhận xét, ngay từ đầu, những nhà dùng mẫu tự tây Phương để ghi âm tiếng Việt cũng đã lẫn lộn I hay Y. Thí dụ: đàng ngoày = đàng ngoài, chai = chay. Theo GS Trần Chấn Trí, I và Y cùng phát âm [i] trong bản mẫu tự tiếng Việt gồm 29 chữ cái và cách phát âm theo IPA như sau.1

  • Cho đến nay đã có nhiều nhà chuyên môn về tiếng Việt đã bàn về I à Y. Ngay cả nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã ít nhất hai lần ban hành các Quyết định cấp Bộ Trưởng về vấn đề này.
    • Quyết định ngày 30.11.1980 của Bộ Giáo Dục (viết tắt: QĐ) về chính tả liên quan đến hai chữ y i như sau: “…trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i , trừ uy , như duy, tuy, quy…; thí dụ : kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa; y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu.”.  Tuy nhiên vì có nhiều thiếu sót nên Quyết Định này không được áp dụng.
    • Quyết định số 240/QĐ ban hành ngày 5-3-1984 về “Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt”. Mặc dù là một chế độ độc tài đầy quyền lực nhưng các Quyết Định trên cũng không giải quyết được vấn đề.
  • Sau đó nhiều buổi hội thảo đa số do các nhà báo, nhà giáo dục và các nhà chuyên môn về ngôn ngữ học đã thảo luận tìm giải pháp cho I và Y. Năm 2012 tại Saigon đã có một buổi hội thảo đưa đến đồng ý:
  • Nhưng đề nghị “Những danh từ gốc Hán Việt dùng Y, thuần Việt dùng I” vẫn chưa giải quyết được vần đề vì mơ hồ và quá tổng quát. Trong khi đó đứng trước sự cần thiết hội nhập với thời đại Kinh Tế Toàn Cầu, Việt nam đã trải qua những khủng khoảng về ngôn ngữ với những danh từ mới xuất hiện và có thể nói sự khủng khoảng đạt đến mức độc hại với những đề nghị thay đổi theo Tầu.
  • Ngoài Việt ở hải ngoại cũng có nhiều sinh hoạt thảo luận về I và Y. Đặc biệt là Hội Nghị Thống Nhất Chính Tả Tiếng Việt tại Nam California do Nhóm Thực Hiện Từ Điển Việt Nam Tại Hải Ngoại tổ chức ngày 11-12/8/2018 cũng đã đưa ra các đề nghị về các dùng I hay Y. Một lần nữa nhìn lại những đề nghị đó.

2.- NGUYÊN ÂM HAY BÁN NGUYÊN ÂM

Chúng ta đồng ý O là Nguyên âm, A là Nguyên âm. Nhưng khi OA đi với nhau, O là bán Nguyên âm nhưng chưa ai gọi O là Bán Nguyên âm và cũng không ai đề cập hay đặt nghi vấn O là Bán Nguyên âm. Cũng trong cùng một lý lẽ và cũng để đơn giản vấn đề chúng ta có thể kết luận Y là Nguyên Âm.

Chúng ta phát âm I và Y giống nhau trong nhiều trường hợp là [i] nhưng I không phải là Y. Một nhà chuyên môn giải thích vì cùng phát âm [i] nên có thể bỏ Y. Thí dụ:

UÍ (UÝ) ≠ ÚI (ÚI) do đó THUÍ đọc là THUÝ và THÚI đọc là THÚI. Đúng trong thí dụ này nhưng có những nhược điểm sau:

1.- Không thể thay thế Y bằng I trong trường hợp không có dấu thanh. Thí dụ: TAI ≠ TAY,

2.- Gượng ép: MÀI ≠ MÀY

3.- Dễ nhầm lẫn

4.- Làm nghèo tiếng Việt,

Do đó: I không thay thế Y và Nguyên âm Y không thể thiếu trong Bảng Chữ Cái Tiếng Việt.

3.- CHỮ I VÀ Y TRONG TIẾNG VIỆT

3.1.- Không thống nhất ngay từ đầu

Vì chữ Nôm rất khó học nên các nhà truyền giáo Tây phương đã dùng mẫu tự của họ để ghi lại tiếng nói của người Việt. Những tác phẩm ban đầu còn sơ khai và có lẽ theo phát âm địa phương nên lạ và khác với tiếng Việt hiện nay. Như “blời” = “trời”, “vì bậy” = “vì vậy”, viết “phú quí”, trong bài Phép Giảng Tám Ngày của Alexandre de Rhodes

Thực ra Alexandre de Rhodes không phải là người đầu tiên hay là người duy nhất sáng tạo hay phát triển chữ Quốc ngữ, trước đó có các giáo sĩ người Bồ Đào Nha như quý ông Francisco de Pina (thầy của Alexandre de Rhodes), Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa… và sau đó quý ông Pháp Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine, Linh mục Philipphê Phan Văn Minh, Philipphê Bỉnh ở Lisabon. Đọc những tác phẩm vào thời kỳ này vẫn còn thấy nhiều chỗ khó hiểu và tối nghĩa. Phải đến cuối thế kỷ 19, chữ Quốc ngữ mới thật sự phát triển vượt bực để trở thành đúng như tên của nó đã được đặt “quốc ngữ” chữ của một quốc gia“.

Ngày 1.1.1879 chính quyền thực dân Pháp chính thức ra nghị định bắt buộc Việt Nam phải dùng “tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” mở trường dạy chữ Quốc ngữ.

Song song với việc mở trường dạy học, người Pháp còn cho ra tờ Gia Định Báo (1865 – 1897) là tờ báo in chữ Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam được ra mắt vào năm 1865 tại Sài Gòn do ông Trương Vĩnh Ký làm Giám đốc và Huỳnh Tịnh Của làm Chủ bút. Từ đó tờ Gia Định Báo mới thật sự khởi sắc, vì đã được phát triển thêm các mục biên khảo, lịch sử, thơ văn, nghệ thuật… Tuy nhiên chữ quốc ngữ không phong phú nếu không có sự đóng góp của các ông Nguyễn Văn Vĩnh (18821936) với Đăng cổ tùng báo (3.1907 – 11.1907), và 1913 ông cho ra tờ Đông dương Tạp chí (19131919) để truyền bá chữ Quốc ngữ và tư tưởng Âu Tây, ông Phạm Quỳnh (1892 – 1945) với tờ Nam Phong tạp chí (1917 – 1934) và chữ quốc ngữ đã trưởng thành với sự ra đời của Tự Lực Văn Đoàn do Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) cùng với Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam,… khởi xướng vào năm 1933 qua hai tờ báo: tuần báo Phong hoá (1932 – 1936) và Ngày nay (1936 – 1946).

Mặc dầu vậy, các văn bản chính thức còn dùng hai, ba thứ chữ và viết cũng không thống nhất. Thí dụ trong Bản đồ tỉnh Thái Bình, danh từ Quỳnh Côi viết hai cách: QUỲNH CÔI và QUÌNH CÔI.

3.2.- Những chữ cái đứng đầu dùng I hay Y

3.3.- Cách dùng “I” và “Y” trong chính tả tiếng Việt

MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TUỲ THUỘC VÀO Ý NGHĨA HAY THÓI QUEN.

Theo tác giả Vũ Hoàng:

  • Một số từ ngữ có thể viết với I hay Y mà không đổi nghĩa.

Ví dụ: tị nạn ~ tỵ nạn – tuổi ~ tuổi – một tỉ ~ một tỷ

  • Một số chữ khi dùng với I có một nghĩa và khi dùng với Y có một nghĩa khác.

Ví dụ: cái ly ~ một li – trưởng ty ~ ti tiện – thị tỳ ~ tay vào

               vật ~ lắc, tên ~ kí

4.- ĐỀ NGHỊ NGUYÊN TẮC DÙNG I HAY Y

     4.1.- Đề nghị nguyên tắc dùng i hay y

Trong bộ SỔ TAY CHÍNH TẢ, nhóm Biên soạn do GS Nguyễn Song Thuận chủ biên có đề nghị nguyên tắc dùng I hay Y như sau, trích trong trang 32:

4a- Viết Y khi đứng một mình và có nguồn gốc Hán Việt: y phục, y tế.

4b- Viết Y đối với tên riêng (ngoại trừ tên người đã được viết trong giấy khai sinh bằng i ngắn): Lý Thường Kiệt, nước Mỹ, Mỹ Tho.

4c- Viết Y những từ ngữ gốc Hán Việt sau các chữ H, M, L, K, T, Qu.  (Mẹo ghi nhớ theo một trường dạy Việt Ngữ tại Texas: Học Mau Lên Kẻo Ta Quên). Thí dụ: Hy vọng, mỹ thuật, lý thuyết, kỷ yếu, tỷ lệ, quý vị.

(Những từ ngữ bé tí, tỉ mỉ, đi ị, í ới …viết i ngắn vì không có gốc Hán Việt)

     4.2.- Làm thế nào để biết một chữ có gốc Hán Việt:

1.- Học trò: Dùng tự điển, hỏi thầy cô

2.- Những người còn lại: Dùng tự điển hay học

3.- Các nhà soạn từ điển phải học (có thể tham khảo 3000 chữ Hán thông dụng)

Do đó biết chữ Hán, Chữ Nôm là một lợi điểm khi soạn từ điển Việt Nam. Đây là bảng phân biệt I hay Y sau các phụ âm: H, M, L, K, T, Qu:

4.3.- Luật Bất Thành Văn

– Đứng trước “e, ê, i, y”, “c” đổi thành “k”, “g” đổi thành “gh”, “ng” đổi thành “ngh”. Thí dụ: Ke, kê, ki, ky (không viết ce, cê, ci, cy), ghe, ghê, ghi (không viết ge, gê. gi), nghe, nghé, nghê, nghi (không viết nge, ngé, ngê, ngi).

– Đứng trước vần “uy”, chữ phụ âm “c” đổi thành “q”. Thí dụ: Quy, quý, quỳ, quỷ, quỹ, quỵ (không viết cuy, cuý, cuỳ, cuỷ, cuỹ, cuỵ). Vì vần “ui” khác vần “uy”, (âm “ui” rất khác âm “uy”) đề nghị không viết “qui” (vì “qui” = q-ui = cờ- ui = c – ui = cui, có âm “cui” không phải âm “quy”. Tương tự, đề nghị không viết “quí”, “quì”, “quỉ”, “quĩ”, “quị”.

Nhận xét. Nếu theo phươg pháp ráp vần: QUÍ ≠ QUÝ vì

QUÍ = Q-ÚI  = cờ-úi  = c-úi = cúi

QUÝ = Q-UÝ = cờ-uý  = c-uý = quý

– “g” đổi thành “gh” khi đứng trước e, ê. Viết nghe, nghê không viết ge gê

– “ng” đổi thành “ngh” khi đứng trước e, ê. Viết ghe, ghê không viết nge ngê

5.- TÊN GỌI HAY PHÁT ÂM CỦA I VÀ Y

Theo GS Trần Chấn Trí, I và Y đều phát âm [i].Tneo thầy Vũ Hoàng, NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA “I” VÀ “Ygờ-rếch” VỀ MẶT PHÁT ÂM

  • Khi dùng như nguyên âm, I và Y đều phát âm là [i].

Ví dụ: li ti ~ công ty

năn nỉ ỉ ôi ~ ỷ lại

  • Khi dùng như bán nguyên âm, I và Y đều phát âm thành âm lướt ([i] đọc thật nhanh).

Ví dụ: tiên ~ nguyên

              hai ~ hay

Thực ra, chữ I và chữ Y trong các ngôn ngữ khác có cách phát âm khác nhau:

Trong tiếng Spanish phát âm (https://www.spanishdict.com/guide/the-spanish-alphabet)

I: phát âm /ee/ đọc trầm và dài

Y: phát âm : /ee/ đọc cao và nhanh, /hay/, /he/, /ye/

Trong tiếng French phát âm

I: /ee/ – geek – finir

Y: /ee grehk/ – un yaourt

Trong tiếng English phát âm:

I: /ai/ – island, Indiana

Y: /wai/ – yellow, yeah

Và trong tiếng Việt: Có hai cách phát âm hay gọi tên:

I: I , I ngắn.  I: phát âm /i/, giống tiếng Mỹ /ee/

Y: I-gờrếch, I dải. Y: phát âm /i/, /i-gờrếch

Qua liệt kê ở trên cho thấy có sự khác biệt I và Y. Nếu nói I và Y cùng phát âm [i] hay /ee/ và /ee … ee/ là đơn giản hóa tiếng Việt. Thí dụ TAI khác TAY dù phát âm ngắn hay phát âm kéo dài ra thì hai chữ đó không thay đổi. TA/ee/ hay TA/ee …ee/ cũng vẫn là TAI không thành TAY được.

Hơn nữa Phương pháp học đọc tiếng Việt bằng cách ráp vần. Khi chúng ta ráp vần nếu dùng I-dài, I-ngắn hay I-gờrếch sẽ rất khó ráp. Để ráp vần dễ hơn, xin đề nghị gợi ý:

I đọc lên hay tên gọi là /ee/

Y đọc lên hay tên gọi là /ee-ay/

Do đó. Thí dụ:

TAI: tờ a/ee/ => tai

TAY: tờ a/ee-ay/ => tay

MAI: mờ + a + i => mai

MAY: mờ + a + i-ay => may

THUÍ : Thờ + u + /ee/ + sắc => thúi

THUÝ: Thờ +u + /ee-ay/ + sắc => thuý

Đây chỉ là một ý tưởng hy vọng sẽ là một khởi đầu cho một I và Y trong sáng.

Những điều trình bày trên không hoàn toàn xa lạ hay mới mẻ mà đã được trình bày trong Hội Nghị Thống nhất Chính Tả Tiếng Việt I tổ chức tại Nam Cali ngày 11-12/8/2018 và nhất là đã được đa số chấp nhận. Những người chủ trương rất mong được đón nhận đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh những đề nghị, và chấp nhận những đề nghị để tiếng nói của chúng ta mở rộng. Chúng ta có Nam Cali, nay hy vọng sẽ có Houston Texas và sẽ có nhiều nơi có cộng đồng người Việt lớn mạnh tham gia. Càng nhiều tiếng nói càng làm trong sáng tiếng Việt.  Quý vị hiện diện hôm nay sẽ là những người đóng góp vào công cuộc thống nhất chính tả tiếng Việt.

1 Theo STCT tập 1, Chương Tổng Quát trang 24 có ghi X (ích-xì) do đó theo tinh thần thông nhất và theo đa số, tôi đề nghị dùng “ích-xì”.

_______________________________________________________

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

SỔ TAY CHÍNH TẢ tập 1, 2 và 3QUY ƯỚC IV:
I và Y – Gs Vũ Hoàng
QUY ƯỚC CHÍNH TẢ I – Gs Trần Chấn Trí
https://luatvietnam.vn/giao-duc/quyet-dinh-240-qd-1984-ve-chinh-ta-tieng-viet-va-ve-thuat-ngu-tieng-viet-160366-d1.html https://ngonnguviet.blogspot.com/2011/03/viet-i-hay-viet-y.html

https://ngonnguviet.blogspot.com/2011/03/viet-i-hay-viet-y.html

https://news.zing.vn/tranh-cai-viet-i-hay-y-dien-ra-trong-nhieu-thap-ky-post825331.htmlhttp://ussh.vnu.edu.vn/d6/vi-VN/news/Van-de-phan-biet-viet-i-ngan-va-y-dai-1-490-9119

______________________________________________________

Kỹ sư Bùi Đức Uyên

* Trước 1975 (Nguyên)

– GS Trung học Hậu Nghĩa và Taberd Saigon.

– Tổng Thư Ký – Bán Nguyệt San Quần Chúng – Saigon

* Sau 1975

– Kỹ sư Cơ khí – ASU Corp. Orange CA. (1982-1997)

– Giảng viên Họa Cơ khí – MTI College, Orange CA. (1990-1995)

– Kỹ sư Cơ khí – American Honda Manufacturing, Torrance CA. (1998-2015) 

– Hội Trưởng Hội AHCHS Bưởi-Chu Văn An Nam California. (2010-2015)

– Trưởng Ban Phụ trách Chương trình TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG – Việt Phố TV (2017- nay).

– Sáng lập và Chủ Biên Tạp chí Góp Nắng online

– Thành viên Ban Quản Trị và Cộng tác với CLB Hùng Sử Việt, Viện Nghiên Cứu Lịch Sử và Văn Hoá Việt Nam, Nhóm Thực Hiện Từ Điển Việt Nam tại Hải Ngoại.