Cội Nguồn Tiếng Việt Cổ

Phạm Trần Anh

Thưa Quý vị

Thể theo yêu cầu của GS Song Thuận, chúng tôi xin tóm lược phần Cội nguồi Tiếng Việt Cổ trong Bộ Lược Sử Việt Nam gồm 2 quyển 1.200 trang như sau:

    Sau mấy ngàn năm bị che phủ bởi thời gian và sức mạnh của kẻ thống trị, lần đầu tiên dân tộc Việt đã tìm lại được nguồn cội của dân tộc cùng với tiếng nói và chữ viết của tiền nhân. Đây là một thiên duyên phục hưng đại tộc Việt trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Kết quả của các công trình khảo cổ đã phục hồi sự thật lịch sử là tộc Việt đã có chữ viết cổ sơ ngay từ thời cổ đại.

     Các nhà văn hóa khảo cổ đã ghi nhận di chỉ của nền văn hóa Đại Văn Khẩu ở Long Sơn Lungshan của cư dân bán đảo Sơn Đông mà sách sử cổ Trung Quốc gọi miệt thị là rợ Đông Di. Đông Di (Dongyi 東夷) là chi Lạc bộ Trĩ (Trãi) của tộc Việt ở bán đảo Sơn Đông và cả vùng Đông Bắc Trung Quốc. Cư dân Việt cổ ở đây đã hình thành những nền văn hóa như văn hóa Hậu Lý, văn hóa Bắc Tân, Đại Văn Khẩu, Nhạc Thạch và Long Sơn (Lungshan) là những nền văn hóa cổ đại từ thời đá mới.

     Trong mộ táng văn hóa Đại Văn Khẩu ở huyện Cử tỉnh Sơn Đông, giới nghiên cứu đã thấy nhiều chữ như Đán = 旦, cân = 斤, hoàng = 皇, phong = 封, tửu = 酒, phách = 昃, trắc = , và đặc biệt có chữ Việt = 钺, là những chữ vẫn còn được dùng đến ngày nay để viết tiếng Hán hiện đại. Đây là chứng cớ thuyết phục nhất về sự hiện diện của cư dân Việt mà sử sách Trung Quốc gọi là Đông Di ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Các công trình nghiên cứu và di chỉ khảo cổ đã xác nhận người Đông Di đã sáng chế ra cung tên và thờ chim là vật tổ biểu trưng của chi Âu việt. Theo học giả Trung Quốc Trương Quang Trực (Chang K . C) trong tác phẩm “The Archaeology of Ancient China” của thì mẫu chữ Giáp Cốt khắc trên xương thuộc văn hóa Lung Shan (Long Sơn) được tìm thấy ở bờ biển phía Đông có niên đại khảo cổ cách ngày nay từ 25-35 ngàn năm. 

     Các nhà nghiên cứu đã nhận định 20 ký tự tượng hình trong các hầm mộ Đông Di ở Sơn Đông là hệ thống chữ viết sớm nhất vào thời kỳ đồ đá mới ở Trung Hoa. Như vậy,  con cháu hậu duệ của Đế Thần Nông (Đế Viêm) là cư dân nông nghiệp Việt cổ đã định cư sinh sống từ lâu với những định chế điển chương đã hội đủ điều kiện thành một liên minh các bộ lạc của một nhà nước cổ sơ Viêm Bang. Chứng tích niên đại văn hóa khảo cổ của những di chỉ đã xác định cư dân Việt cổ hình thành nền văn minh lúa nước và đã có chữ viết ngay từ thời cổ đại.

     Năm 1923, Madeleine Colani (1866-1943) một nhà khảo cổ nổi danh Pháp khai quật một số hang động tại một vùng Bắc Việt Nam tìm thấy những di chỉ hoàn toàn khác với các nền văn minh trên thế giới nên bà gọi là “Nền Văn Hóa Hòa Bình”. Học giả Madeleine Colani tìm thấy hai chiếc điã gốm nhỏ ở chân núi Lam Gan có khắc hai chữ “Sĩ” và chữ “Thượng” có niên đại khảo cổ là 8.000 TDL đã mở đầu cho một cuộc cách mạng trong lãnh vực khảo cổ, làm đảo lộn tri thức của cả nhân loại. Như vậy, hai chữ Sĩ và Thượng là của cư dân nền văn hóa Hòa Bình đã xuất hiện trước chữ viết Hán 6.700 năm.

     Năm 2011, một khám phá mới về chữ viết Việt cổ của giới khảo cổ Trung Quốc trên di chỉ Cảm Tang ở Quảng Tây Trung Quốc. Giới nghiên cứu đã kết luận đây là chữ của người Tráng (Choang) của chi Lạc Việt đã thành hình từ thời văn hóa xẻng lớn cách ngày nay từ 4 đến 6 ngàn năm trước. Hội nghiên cứu Văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây đã tìm thấy hơn 1 ngàn mảnh đá, có khối đá khắc chữ viết lớn nhất dài 103 cm và rộng 55 cm trên mặt khắc mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc… Trong số mấy chục mảnh vỡ của khối xẻng đá lớn có khắc chi chít chữ viết của người Việt cổ. Tháng 11 năm 2011, Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt và Hội Giám Định Văn Vật Quảng Tây đã công bố những phù hiệu khắc vẽ trên Đàn cúng tế của người Lạc Việt cổ thời đồ đá mới trên núi Đại Minh. Ngoài ra, giới khảo cổ cũng ghi nhận chữ viết của đồng bào Thủy ở Quý Châu, Vân Nam.

   Với nền văn minh nông nghiệp của một dân tộc khai sáng ra nghề trồng lúa nước sớm nhất thế giới, một dân tộc đã có kỷ cương truyền thống với những điển chương thiết chế xã hội ngay từ thời cổ đại nên người Việt cổ đã có chữ viết tự lâu đời. Sự thật lịch sử này đã được kết quả các công trình văn hóa khảo cổ xác nhận qua các di chỉ của các nền văn hóa cổ của đại tộc Việt mà trước đây Trung Quốc nhận là của họ. (Còn tiếp)

2 thoughts on “Cội Nguồn Tiếng Việt Cổ

  1. 1 giả thiết của tôi là người châu phi gi truyển theo đừng bờ biển đến châu á và qua việt Nam vào đại lục trung quốc, đặc biệt là qua các kỳ biển dâng vừ vùng vên biênt đã theo các sông vào sâu trong đại lục trung quốc. vì vậy có thể nói người Việt là tổ tiên của các tộc Việt Trung Hoa.
    2 chữ viết sớm nhất của người việt tìm thấy cách đây 8000 TCN thuộc lền văn hoá minh Hoà Bình
    3 Thời hùng vương thuộc văn hoá đông sơn những hiện vật đồ đồng khai quật được từ Yên bái – nghệ an cách đây 4000TCN đã cho thấy 1 xã hội pháp chiển hơn hẳn các đời Hạ, Thương, Chu 2000 – 200TCN Trung Quốc

    Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s