Đạo Việt

        Việt Đạo, Đạo sống Việt là đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam. Đạo là con đường dẫn dắt người ta hướng thượng, tiến tới “Chân – Thiện – Mỹ” để mỗi người, ngày càng hoàn thiện hơn. Đạo là con đường chính nghĩa đúng đắn nên chúng ta mới gọi là Đạo Phật với giáo lý “Bát chánh Đạo”, Đạo Thiên Chúa, Đạo Nho, đạo Lão, đạo Khổng, đạo Tin Lành, đạo Cao Đài, Đạo Phật Giáo Hòa Hảo… Từ ý nghĩa cao cả tuyệt vời của chữ “Đạo” nên chúng ta mới có những từ ngữ như Đạo đức, Đạo Hạnh, Đạo Học, Đạo Lý, Đạo Tâm… để diễn tả nhân phẩm, giá trị của mỗi người trong xã hội xô bồ hỗn tạp này.

        Truyền thống cao đẹp của nền văn hóa Việt cổ tôn trọng con người, xem con người là gốc “Nhân bản” và “Cộng Tồn”, cùng sống chung hòa bình an lạc. Ngay trên Đền Hùng có bốn chữ đại tự “Quyết sơ Sinh Dân” để nhắc nhở các bậc Vua Chúa, các nhà lãnh đạo phải quan tâm, lo cho đời sống của người dân nên trên đền Hùng. Con người là mục đích đầu tiên và cũng là cùng đích cũng là tôn trọng sự sống, tôn trọng nhân quyền, bảo vệ phẩm giá của mỗi người dân. Trong “Bình Ngô Đại Cáo” thời Lê, bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai đã tuyên xưng “Việc đại nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” nên “Lấy Đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy Chí nhân để thay cường bạo”. Lịch sử Việt đã chứng minh rằng tinh thần hòa đồng tôn giáo qua chủ trương “Tam giáo Đồng Nguyên” thời Trần và Hòa hợp dân tộc giữa các chi tộc Việt, kẻ ở miền cao-người ở miền xuôi đều xem nhau như “Đồng Bào” cùng chung huyết thống của Bố Rồng Mẹ Tiên, Bố Lạc Mẹ Âu.

         Mỗi dân tộc đều có những truyền kỳ lịch sử được thần thoại hoá thể hiện lòng tự hào dân tộc mang tính sử thi của mình. Thật vậy, huyền thoại Rồng Tiên về ngọn nguồn huyết thống Việt tuy đượm vẻ huyền hoặc nhưng lại tràn đầy tính hiện thực, thấm đậm nét nhân văn của truyền thống nhân đạo Việt Nam. Huyền sử con Rồng cháu Tiên là niềm tự hào của nòi giống Việt. Đã là người Việt Nam thì từ em bé thơ ngây đến cụ già trăm tuổi, từ bậc thức giả uyên bác đến bác nông dân suốt đời chân lấm tay bùn, không ai không một lần nghe truyện cổ tích Họ Hồng Bàng. Thật vậy, ai trong chúng ta mà không biết về nguồn cội Rồng Tiên với thiên tình sử của “Bố Lạc Mẹ Âu” mở đầu thời kỳ lập quốc của dòng giống Việt. Truyền thuyết Việt Nam nói đúng hơn, là truyền kỳ lịch sử Việt Nam được hư cấu dưới lớp vỏ huyền thoại nhưng thực chất dựa trên sự thật lịch sử được hư cấu như một huyền tích trong đó đề cao con người với ý nghĩa nhân bản truyền thống. Truyền thuyết Việt Nam biểu trưng một triết lý văn hoá cao đẹp không những thấm đậm tính nhân đạo, chan chứa vẻ nhân văn, mà còn tràn đầy tình đồng bào, nghĩa ruột thịt qua hình tượng “Bọc điều trăm trứng nở trăm con”.

         Chính vì vậy, yêu nước thương nòi là Đạo lý sống của người Việt Nam. Từ ý niệm đồng bào dẫn đến lòng yêu nước, thương nòi, yêu quê cha đất tổ, tất cả đã trở thành giá trị đạo lý truyền thống của nền văn minh đạo đức Việt Nam. Henri Bernard Maitre một nhà Việt Nam Học đã ca tụng nét đẹp văn hiến của Việt tộc qua đền thờ Văn Miếu: “Văn Miếu không phải để cầu kinh hay làm bùa phép mà là nơi trang trọng ghi ơn các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá, các vị Tiến sĩ với những chuẩn mực đạo đức để con cháu đời sau ghi sâu vào tâm khảm bài học về đạo làm người Việt Nam, xứng đáng với hoài bão của Tiền Nhân”. Đối với người Việt, việc thờ cúng “Nhân Thần” và các Anh hùng Dân tộc, thờ cúng Ông bà Tiên tổ là đạo lý làm người trong đời sống tâm linh của người Việt. Từ xa xưa người Việt coi trọng đạo nghĩa nên thường nghĩ tới ngày giỗ của người thân hơn là chú trọng đến ngày “sinh nhật” của mình. Ngày nay, dù giới trẻ quan tâm nhiều đến ngày sinh nhật nhưng cũng không quên những ngày cúng giỗ người thân trong gia đình. Đạo thờ cúng ông bà là một “Việt đạo” thể hiện đạo lý làm người Việt Nam.

          Linh mục Cadière một thừa sai ngoại quốc đến Việt Nam truyền giáo phải thốt lên “Việt Nam là một dân tộc có tinh thần tôn giáo cao độ”. Học giả P. Mus nghiên cứu về Việt Nam cũng thừa nhận rằng “Dân tộc Việt có một đời sống tâm linh cao, người Việt không làm việc, họ tế tự”. Thật vậy, người ngoại quốc ngạc nhiên khi thấy “Mỗi gia đình Việt Nam là một nhà thờ, nhà nào cũng có bàn thờ gia Tiên ở chính giữa nhà. Trong đời sống tâm linh Việt, Nhất cử nhất động, việc gì cũng tràn đầy tính chất thiêng liêng, thờ phượng, tế lễ, cúng giỗ với tất cả tấm lòng chí thành”. Đây chính là điểm đặc thù độc đáo thấm đậm bản sắc dân tộc, tràn đầy vẻ nhân văn của triết lý văn hoá nhân chủ Việt Nam. Trong đời sống tâm linh Việt không chỉ hiển hiện ở bàn thờ Gia Tiên mà đền thờ ngự trong tâm thức mỗi người.“Người Việt không tham dự vào các buổi lễ để được ban phát ân sủng, mà họ hiệp thông cầu nguyện như một người “Tư Tế” với tất cả tính chất thiêng liêng của một tôn giáo”. Điều này thể hiện giá trị cao đẹp đặc trưng đời sống tâm linh của người Việt cổ.

        Thờ cúng tổ tiên chính là đạo lý làm người, là dòng sống tâm linh thiêng liêng cao cả truyền từ đời này sang đời khác. Chính dòng sống tâm linh này đã góp phần bảo tồn dòng giống Việt. Truyền thống thờ cúng ông bà không còn là một tập tục, một tín ngưỡng đơn thuần mà đã trở thành đạo lý của dân tộc. Thờ cúng ông bà được xem như Tổ Tiên chính giáo của đạo làm người Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu một sĩ phu yêu nước thế kỷ 19 đã ân cần nhắc nhở “Thà đui mà giữ đạo nhà, Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”. Người Việt Nam ai cũng biết uống nước phải nhớ nguồn vì “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn đạo hiếu mới là đạo con ..!” và “ Ơn cha mẹ thề không lỗi đạo, Thờ sống sao thờ thác làm vầy. Công cha nghĩa mẹ xưa nay, Con nguyền ghi nhớ thảo ngay một lòng”. 

       Đây chính là điểm độc đáo của dòng sống tâm linh Việt vẫn tiếp nối truyền lưu trong mỗi con người Việt Nam chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Thật vậy bên cạnh đời sống thực tế khổ đau trước mắt, vẫn hiển hiện một đời sống tâm linh sâu thẳm, thấm đậm tính nhân bản hiện thực cao đẹp. Chính dòng sống tâm linh đó đã tạo cho mỗi người Việt Nam một quan niệm sống lạc quan yêu đời, an nhiên tự tại nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh mạng sống cho nền độc lập thực sự, quyền tự do thực sự và sự ấm no hạnh phúc thực sự cho toàn dân Việt Nam.

       Lịch sử Việt là lịch sử của sự thăng trầm từ khi lập quốc đến ngày nay với gần một ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, gần một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn nửa thế kỷ nô dịch chủ nghỉa vô thần, Hán hóa dân tộc. Trong suốt trường kỳ lịch sử, Hán tộc bành trướng với ưu thế của một nước lớn đất rộng người đông cùng với những thủ đoạn thâm độc quỷ quyệt xóa đi mọi dấu vết cội nguồn, bóp méo sửa đổi lịch sử khiến thế hệ sau chỉ biết tìm về lịch sử trong cái gọi là “chính sử” mù mờ hỗn độn của Trung Quốc. Thật vậy, mỗi một triều đại Hán tộc đều chủ tâm thay đổi địa danh, thủy danh xưa cũ của Việt tộc cùng với ảnh hưởng nặng nề của gần một ngàn năm nô dịch văn hóa nên từ trước tới nay, chúng ta chấp nhận tất cả như một sự thật mà không một chút bận tâm.

       Thế nhưng, lịch sử vẫn là lịch sử của sự thật dù bị sửa đổi vùi lấp hàng nghìn năm dưới ánh sáng của chân lý khách quan trước thềm thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, ánh sáng của sự thật soi rọi vào quá khứ bị che phủ hàng ngàn năm bởi kẻ thù Hán tộc bành trướng.  Trước đây, nhân loại cứ tưởng tất cả nền văn minh Tây phương là của Hy Lạp La Mã, để rồi sau đó lại cho là nền văn minh đó đến từ nền văn minh của Trung Quốc. Cuối thiên niên kỷ thứ hai, nhân loại lại ngỡ ngàng khi thấy rằng cái gọi là nền văn minh Trung Quốc lại chính là nền văn minh của đại chủng Bách Việt.  Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nhìn lại toàn bộ lịch sử Việt để phục hồi sự thật của lịch sử để xóa tan đám mây mờ che lấp suốt mấy ngàn năm lịch sử bởi kẻ thù truyền kiếp của dân tộc.

        Trong lịch sử nhân loại, có lẽ không một dân tộc nào chịu nhiều mất mát trầm luân như dân tộc Việt với những thăng trầm lịch sử, những khốn khó thương đau. Ngay từ thời lập quốc, Việt tộc đã bị Hán tộc với sức mạnh của tộc người du mục đã đánh đuổi Việt tộc phải rời bỏ địa bàn Trung nguyên Trung Quốc xuống phương Nam để rồi trụ lại phần đất Việt Nam bây giờ. Trải qua gần một ngàn năm đô hộ, với chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938 của Ngô Quyền mới chính thức mở ra thời kỳ độc lập của Việt tộc. Trong suốt trường kỳ lịch sử, tuy bị Hán tộc xâm lấn phải bỏ trung nguyên xuống phương Nam nhưng nền văn hóa của Việt tộc đã thẩm nhập vào đất nước và con người Hán tộc để hình thành “Cái gọi là văn minh Trung Quốc”. Chính sử gia chính thống của Hán tộc là Tư Mã Thiên đã phải thừa nhận một sự thực là: “Việt tuy gọi là man di nhưng tiên khởi đã có đại công đức với muôn dân vậy …”.[1]

        Vạn thế sư biểu, Người Thầy muôn đời của Hán tộc là Khổng Tử đã ca tụng nền văn minh rực rỡ, xác nhận tính ưu việt của nền văn minh Bách Việt ở phương Nam. Trong sách Trung Dung Khổng Tử đã viết như sau: “Độ luợng bao dung, khoan hòa giáo hóa, không báo thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của phương Nam, người quân tử ứng xử như vậy..!  Mặc giáp cưỡi ngựa, xông pha giáo mác, đến chết không chán, đó là sức mạnh của phương Bắc. Kẻ cường bạo hành động như thế…”.[2] Trong kinh “Xuân Thu”, Khổng Tử đã ghi lại bao nhiêu trường hợp cha giết con, con giết cha, cha cướp vợ của con, con cướp vợ của cha, anh chị em dâm loạn với nhau, bề tôi giết chúa … Điều này chứng tỏ Hán tộc du mục vẫn còn dã man mạnh được yếu thua, bất kể tình người, bất kể luân lý đạo đức. Thế mà sách sử Trung Quốc vẫn miệt thị Việt tộc là man di, Thế mà các Thứ Sử Thái Thú Hán vẫn lên mặt giáo hóa dân Việt trong khi Bách Việt ở phương Nam đã đi vào nền nếp của văn minh nông nghiệp từ lâu. Chính “Vạn thế Sư biểu” của Hán tộc là Khổng Tử đã phải đem những nghiên cứu, sưu tập, học hỏi tinh hoa của nền văn minh Bách Việt phương Nam đặt để thành những tôn ti trật tự, những giá trị đạo lý cho xã hội Trung Quốc.

        Ngày nay, sự thật lịch sử đã được phục hồi đó là tất cả năm bộ Kinh Điển, “Ngũ Kinh” được xem như tinh hoa của Hán tộc đã được chính Khổng Tử xác nhận là ông chỉ kể lại “Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ”, chép lại của tiền nhân chứ không phải do ông sáng tác ra. Ngày nay, sự thật lịch sử đã được phục hồi khi giới nghiên cứu đều xác nhận hầu hết các phát minh gọi là văn minh Trung Quốc, từ nền văn minh nông nghiệp đến văn minh kim loại, kỹ thuật đúc đồng, cách làm giấy, cách nấu thủy tinh, cách làm thuốc súng, kiến trúc nóc oằn mái và đầu dao cong vút … tất cả đều là của nền văn minh Bách Việt. Chính Hán Hiến Đế, vị vua cuối cùng của triều Hán đã phải thừa nhận như sau: “Giao Chỉ là đất văn hiến, núi sông un đúc, trân bảo rất nhiều, văn vật khả quan, nhân tài kiệt xuất …”.

        Bước sang thế kỷ XX, dân tộc Việt chưa tháo gỡ được cái ách thống trị của thực dân Pháp thì chủ nghĩa cộng sản đã tràn vào Việt Nam đưa dân tộc Việt vào thế khốn cùng. Cộng sản Việt Nam đã núp dưới chiêu bài kháng chiến, giải phóng dân tộc để bành trướng chủ nghĩa cộng sản, tạo cơ hội cho tư bản nhân danh thế giới tự do phải ngăn chặn làn sóng đỏ xuống Đông Nam Á. Hậu quả là hàng triệu người đã phải hi sinh oan uổng để rồi hơn chín mươi triệu đồng bào đang phải sống dở chết dở dưới chế độ cộng sản bạo tàn phi nhân của tập đoàn Việt gian Cộng sản, những tên “Thái Thú xác Việt hồn Tầu” bất nhân hại dân bán nước. Với chủ trương nô dịch của cộng sản, biết bao thế hệ Việt Nam bị nhồi nhét nền văn hóa Mác-Lê phi nhân tàn bạo mà hậu qủa là tạo ra những cỗ máy vô hồn, những con người vô cảm lạnh lùng, mất gốc.

        Trong khi đó, gần 5 triệu đồng bào Việt Nam tỵ nạn Cộng sản trên khắp thế giới nên thế hệ con em chúng ta ở hải ngoại phần nào bị ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai mang tính thực dụng, quên đi bản sắc văn hóa truyền thống Việt chan chứa tình người. Chính vì vậy, vấn đề hết sức khẩn thiết là làm sao phải “Khơi Dòng Sử Việt”, phục hồi sự thật lịch sử để trả lại lịch sử những gì của lịch sử. Một câu hỏi được đặt ra cho tất cả con dân đất Việt, là chúng ta tự hào là người Việt Nam không thua một dân tộc nào trên thế giới, thế nhưng tại sao dân tộc Việt chúng ta vẫn chưa vươn mình lên cùng thế giới?! Phải chăng chúng ta còn thiếu một đích điểm chung, một “Ngọn Cờ” biểu tượng chung để tập hợp sức mạnh của cả dân tộc? Tại sao một dân tộc nhỏ bé như người Do Thái hiện diện trên khắp thế giới đã thể hiện sức mạng tổng lực để trở về xây dựng một quốc gia Do Thái hùng mạnh, có chất xám và tài chánh tạo thành một thực lực đã chi phối chính trường của toàn thế giới? Đây là nỗi ưu tư thao thức, canh cánh bên lòng của những con dân yêu nước.

        Chính vì vậy, Cố Chưởng môn Vovinam Việt Võ Đạo Lê Sáng và khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã nhắn nhủ đề nghị chúng tôi đi tìm một “Biểu Tượng Chung” đó là “ĐẠO VIỆT”. Chỉ có “Đạo Việt” mới giương cao được ngọn cờ “Đại Nghĩa” của Hồn Thiêng Sông Núi, quy tụ tất cả con dân Việt Nam đoàn kết một lòng, chung lưng đấu cật để hoàn thành một cuộc cách mạng Đại Việt Nam để phục hưng dân tộc, đưa dân tộc Việt sánh vai cùng các quốc gia hùng cường trên thế giới.

        Chúng ta phải “Phục hoạt văn hóa Việt, phục hưng minh triết Việt” với “Đạo Sống Việt”, đạo lý làm người của dân tộc Việt, truyền thống cao đẹp của nền văn hóa Việt để tẩy rửa mọi ý hệ ngoại lai, mọi ý đồ truyền bá văn hóa “Trung Quốc” đang được “những tên Thái thú mới”, “xác Việt hồn Tầu” đang thi hành mệnh lệnh của quan thầy Trung Cộng ra sức nhồi sọ dân tộc Việt. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết việc tìm hiểu về huyền thoại Rồng Tiên, khởi nguyên dân tộc Việt Nam với nền văn minh Việt cổ là một yêu cầu lịch sử hết sức cần thiết. Chúng ta phải làm sao xứng đáng với tiền nhân, chúng ta phải làm gì để không hổ thẹn với hồn thiêng sông núi, với anh linh của những anh hùng liệt nữ Việt Nam.

         Toàn thể đồng bào trong nước và Hải ngoại cùng nắm chặt tay nhau, muôn người như một cùng đứng lên đáp lời sông núi để cứu quốc và hưng quốc, tô điểm giang sơn gấm vóc, xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng. Chúng ta hãnh diện được làm người Việt Nam thuộc một đại chủng lớn của nhân loại để ngẩng cao đầu sánh vai cùng các cường quốc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại. Chính niềm tự hào dân tộc sẽ thôi thúc lòng yêu nước của toàn thể đồng bào Việt Nam chúng ta, nhất là thế hệ trẻ trong nước và Hải ngoại để vươn lên làm một cuộc cách mạng Đại Việt Nam: “Cách Mạng Hóa – Hiện Đại Hóa Việt Nam”. Điều kiện khách quan của lịch sử đã tạo cho dân tộc chúng ta một thế hệ trẻ có đầy đủ tri thức thời đại để hoàn thành một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật siêu vượt, đưa đất nước chúng ta bước lên sánh vai cùng các cường quốc trong thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại.

Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn  –   Dân Tộc Việt Nam Bất –  Việt Nam Muôn Năm.

Mùa Giỗ Tổ 4.893 Việt Lịch (2014 DL)

PHẠM TRẦN ANH


[1] Âu Đại Nhậm: Bách Việt Tiên Hiền Chí. Bản dịch của Trần Lam Giang, TTVHVN trang 17.

[2] Tử lộ vấn cường. Tử viết “Nam phương chi cường dư? Bắc phương chi cường dư? Ức chi cường dư?

Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo, Nam phương chi cường dã, quân tử cư chi. Nhậm kim cách, tử nhi bất yếm, Bắc phương chi cường dã, nhi cường dã cư chi.  Cố quân tử hòa nhi bất lưu: Cường tai kiểu,  trung lập nhi bất ỷ cường tai kiểu. Quốc hữu đạo bất biến tắc yên, cường tai kiểu. Quốc vô đạo,chi tử bất biến, cường tai kiểu”. Tử Lộ hỏi về sức mạnh, Khổng Tử nói: “Là cái cương cường của người phương Nam ư? Hay là nói cái cương cường của người phương Bắc? Hay là nói cái cương cường của riêng ngươi?

Dạy bảo người ta một cách khoan dung, không trả thù kẻ vô đạo, đó là cái cương cường của người phương Nam, người quân tử giữ sự cương cường đó… Còn cứng như sắt thép, dẫu chết cũng không sợ, đó là cái cương cường của người phương Bắc, những kẻ thượng võ hiếu đấu thì giữ sự cương cường này. Người quân tử sống hòa mục với mọi người, nhưng không buông trôi theo thói tục, đấy mới là sự cương cường chân chính”.


Tiếng Việt hải ngoại, khởi đi từ một khái niệm…

Nguyễn Văn Khoa

Sau 1975, người Việt định cư tại hải ngoại mỗi ngày thêm nhiều. Những lớp người tị nạn ở giai đoạn đầu chỉ mang theo những ký ức, ngôn ngữ và văn hoá để khởi sự cho một cuộc sống mới. Ngôn ngữ không chỉ để duy trì tiếng nói trong lớp tuổi của họ mà còn là một ước vọng, sao cho con cái gìn giữ được ngôn ngữ, làm căn bản như là một người Việt Nam.

Chúng ta biết, ngôn ngữ luôn đi trước để hình thành ra văn hoá. Ngôn ngữ là chìa khoá mở cánh cửa văn hoá của một dân tộc. Khi ngôn ngữ được sử dụng một cách trong sáng sẽ tạo ra một dân tộc có văn hoá đẹp, có 1 nền văn minh riêng và thể hiện sự hài hoà của xã hội. Ngôn ngữ trong sáng dẫn đưa dân tộc đến sự hùng mạnh, quốc gia phú cường, độc lập, tự chủ và mọi người dân sống thêm hạnh phúc.

Từ khái niệm này, người Việt hải ngoại dùng hết nỗ lực thúc đẩy chương trình giảng dạy Việt Ngữ trong con em: Ở Úc Châu, được nền giáo dục đa ngôn ngữ và văn hoá đãi ngộ, nên các chương trình dạy tiếng Việt phát triển mạnh mẽ. Có trường lên 2000 học sinh. Tại Âu Châu cũng có các trường Việt Ngữ, không lớn nhưng cũng khá phổ biến. Tại Á Châu như Thái Lan, Phi Luật Tân cũng có các nơi dạy tiếng Việt phát xuất trong cộng đồng người Việt. Điều thú vị là có 1 làng nhỏ Việt Nam tại Phi Châu cũng tìm cách giữ tiếng Việt trong con cháu để duy trì tiếng nói, mặc dù họ đã sống gần 100 năm, qua hằng hai, ba thế hệ.

Tại Mỹ Châu, gồm Canada và Hoa Kỳ, các lớp tiếng Việt đã hình thành rất lâu, lâu bằng tuổi với thời gian định cư của cha ông đi trước. Thời gian qua, rải rác đây đó có nhiều ngôi trường tổ chức lễ kỷ niệm thành lập 20 năm, thành lập 25 năm, thành lập 30 năm và ngay cả kỷ niệm thành lập 35 năm. Hơn một thế hệ đã qua, hơn hai thế hệ trẻ em đã chào đời, nhưng ngôn ngữ Việt vẫn không ngừng lớn mạnh, luôn đi theo với sức sống của tuổi trẻ. Khi bạn đọc những dòng chữ này, bạn cũng nghe nói hoặc đã tham dự chương trình Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sư Phạm tại Nam California lần thứ 30 do Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California tổ chức, cũng tại đại học nơi tổ chức Hội Nghị Thống Nhất Chính Tả Tiếng Việt này.

Bài NVK H1


(Hình sinh hoạt của các em học sinh các lớp lớn, thuộc Trường Việt Ngữ Đức Mẹ La Vang Arlinton TX, người đứng thứ 3 của hàng thứ 2 tính từ trái, mặc áo xanh là cô giáo Đào Thy)

Các tiểu bang nhiều người Việt như Denver Colorado, hơn 10 năm trước, có một giáo xứ công giáo đã xây dựng 1 ngôi thánh đường và đặt tên là Trường Giáo Lý Việt Ngữ Thánh Da-minh Savio với 29 phòng học, để dạy giáo lý và Việt Ngữ cho gần 1000 học sinh. Rồi tiếp theo các nơi tại Texas như Trường Việt Ngữ Đức Mẹ La Vang Arlinton TX, cũng trên 1000 học sinh , tại Portland Oregon, tại Seattle Washington cũng có những ngôi trường có sĩ số học sinh tương tự.

Bài NVK H2


(Giờ sinh hoạt của các em học sinh Trường Giáo Lý Việt Ngữ Thánh Da-minh Savio, Denver CO, trường với trên 1000 học sinh)

Tại California, người Việt sống ở hải ngoại là đông đảo hơn cả. Miền Bắc và miền Nam California có đến trên 100 ngôi trường, hoặc trung tâm dạy tiếng Việt lớn nhỏ. Có trường sĩ số học sinh lên trên 1000, như tại trường Văn Lang San Jose. Nam California có 2 trường lớn như Trung Tâm Văn Hoá Việt Nam với công đầu là thầy Huỳnh Phổ, Trung Tâm Văn Hoá Hồng Bàng với nỗ lực không ngừng của cô Huỳnh Thị Ngọc, mỗi trường có trên dưới 800 học sinh. Một ngôi trường nhỏ nhưng có nhiều học sinh xuất sắc là trường Việt Ngữ Gia Đình Tự Lực của cô hiệu trưởng Trần LyLy. Cả Bắc và Nam California có đến trên 1500 thấy cô tình nguyện giảng dạy Tiếng Việt mỗi cuối tuần, cho trên 20 ngàn học sinh các cấp, được cha mẹ mang đến hằng cuối tuần. Mới đây, tại thành phố Garden Grove của Hội Thánh Tin Lành Garden Grove đã mở 1 trường Việt Ngữ mới, lấy tên là Mục Vụ Việt Ngữ Garden Grove, hiệu trưởng là cô Huỳnh Trâm Anh.

Bài NVK H3


(Khai giảng trường Mục Vụ Việt Ngữ Garden Grove 2017 – Cô Hiệu Trưởng Huỳnh Trâm Anh mặc áo dài màu vàng, đứng bên phải)

Ngoại trừ phụ huynh có con em đi học tại các ngôi chùa, chứ có bao nhiêu người biết là tại các ngôi chùa này, bên cạnh khung cảnh trang nghiêm, khói hương nghi ngút của chùa, lại còn có các lớp Việt Ngữ để dạy cho con cháu phật tử, từ năm này qua năm khác!

Có lẽ ngôi chùa đầu tiên mở lớp Việt Ngữ vùng Nam California là năm 1976, Chùa Việt Nam của cố Hoà Thượng Thích Thiên Ân và cố Hoà Thượng Thích Mãn Giác. Thời gian đó Liên Đoàn Trưởng Gia Đình Phật Tử Long Hoa là thầy Ngô Văn Quy đảm trách hiệu trưởng Việt Ngữ của ngôi chùa này, rồi chùa Anoma thuộc chùa Bảo Tịnh Gardena với sự tham gia tích cực của các thầy Nguyễn Hữu Hoà, Nguyễn Tư Nhân, TVN/GĐPT Kỳ Viên có thời thầy Nguyễn Văn Vui làm hiệu trưởng, TVN/GĐPT Pháp Vân, TVN/GĐPT Chánh Kiến, TVN/GĐPT Bát Nhã, TVN/GĐPT Chánh Đạo, TVN/GĐPT Chánh Pháp, TVN/GĐPT Chân Nguyên, rồi tới trường TVN/GĐPT Gotama có thời cô Thanh Mai làm hiệu trưởng, TVN/GĐPT Hoa Nghiêm v.v… kể không hết.

Trường Việt Ngữ chùa Huệ Quang của Hoà Thượng Thích Minh Mẫn với sự chăm sóc tận tình của thầy hiệu trưởng Hồ Văn Quỳnh, một ngôi trường mà tôi nhớ mãi với lòng cảm phục, vì thầy Quỳnh luôn nhắc các em, hãy giữ truyền thống người Việt quốc gia, trong đội ngũ chỉnh tề nghiêm chỉnh chào cờ hằng tuần, trước giờ vào lớp. Thầy hiệu trưởng Hồ Văn Quỳnh tâm sự: “Từ lúc khởi đầu với vài chục em, đến nay (thời điểm của 18 năm về trước) vẫn luôn duy trì được con số đoàn sinh trên 250 em…” Điểm thứ 2 mà tôi không quên được là học cuối tuần là các em học sinh lớp lớn phải cùng với thầy cô dựng các tấm bạt để che nắng mưa. Giờ học xong, các em lại tháo các lều bạt xuống cất vào nhà kho của chùa. Nếu tôi nhớ không lầm, ngôi trường này được thành lập từ năm 1984, như vậy đã hoạt động được 34 năm. Một quãng đường dài gian khổ cho các thầy cô thiện nguyện.  

Bài NVK H4


(Giờ học tập của học sinh Việt Ngữ Gia Đình Phật Tử Huyền Quang tại San Bernardino, thành lập bởi cố Đại Đức Thích Phổ Hoà, nguyên là Trung tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà)

Rồi chùa Hương Tích, chùa Hướng Thiện, chùa Khuông Việt, chùa Kỳ Viên, chùa Long Hoa, chùa Phổ Đà, chùa Pháp Vân, chùa Quang Thiện, chùa Trúc Lâm, chùa Viên Thông, chùa Phật Tổ, chùa Huyền Quang nơi đâu có chùa là nơi đó có lóp Việt Ngữ. Trường Việt Ngữ của chùa Liên Hoa của Hoà Thượng Thích Chơn Thành với cô hiệu trưởng Cao Ngọc Điệp, trường Việt Ngữ Hùng Vương của Hoà Thượng Thích Quảng Thanh, trường Việt Ngữ chùa Điều Ngự của Hoà Thượng Thích Viên Lý với thầy hiệu trưởng Nguyễn Lành, và thầy nguyên hiệu trưởng Đặng Ngọc Sinh v.v… mỗi ngôi chùa đầy ắp những kỷ niệm đẹp, khó quên.

Ở ngoài tiểu bang California cũng có khá nhiều ngôi chùa với các trường Việt Ngữ mặc dù không lớn, nhưng lại rất lớn về ý chí phần đấu để tạo cơ hội cho thế hệ sau gìn giữ được tiếng mẹ đẻ. Các tiểu bang TX thì có chùa Linh Son, Chùa Phật Quang, Chùa Việt Nam, Minisota thì có chùa Quang Minh, v.v…

Một mái trường dưới sự bảo trợ của Giáo Hội Cao Đài là trường Việt Ngữ Minh Đức do thầy Ngô Thiện Đức làm hiệu trưởng cũng cho thấy sự đóng góp cũng như vai trò của các tôn giáo thật quan trọng và là những hạt giống tốt lành triển nở ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam tại hải ngoại.

Bài NVK H5


(hình ảnh vui mừng trong ngày khánh thành trụ sở của Giáo Hội Cao Đài với các học sinh trường Việt Ngữ Minh Đức tại thành phố Westminster CA)

Chúng ta còn phải kể đến nhiều chục ngôi trường lớn nhỏ trong vùng Nam CA, thuộc giáo hội Công Giáo như Trường Việt Ngữ Phan Bội Châu của cộng đoàn Anaheim, TVN Nguyễn Bá Tòng của nhà thờ Saint Barbara, TVN Kitô Vua của cộng đoàn Saint Columban, TVN Costa Mesa, TVN La Vang của cộng đoàn Đức Mẹ La Vang, TVN Dũng Lạc của cộng đoàn Huntington Beach, TVN Vinh Sơn Liêm của cộng đoàn Orange, TVN Saint Policarp, TVN Tam Biên, TVN Thánh Linh, TVN Khiết Tâm, TVN Tustin, TVN Westminster, TVN Saddleback, TVN Maria Nữ Vương Gardena, TVN La Vang Reseda, TVN Lộ Đức Burbank, TVN Thánh Pherô Norwalk, TVN Thánh Pherô Torrance, TVN Phục Sinh San Gabriel, TVN Mông Triệu Arcadia, TVN Nữ Vương Các Thiên Thần, TVN Vista Oceanside, TVN Chúa Cứu Thế Long Beach… kể không hết. Giáo hội Tin Lành cũng có trên 10 ngôi trường lớn nhỏ rải rác khắp vùng Nam California nữa. Đặc biệt trường Việt Ngữ Tin Lành của Hội Thánh Tin Lành Midway City Nam CA, do Mục Sư Văn Đài quản nhiệm, một vị mục sư đáng kính không ngừng nâng đỡ, tiếp sức với Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California, hằng năm dành nguyên cả hội trường lớn, các lớp học để tổ chức cuộc thi Chính Tả Viết Văn cho hằng trăm học sinh các trường Việt ngữ trong vùng.

Không dừng tại đây, Hoa kỳ, ngoài các lớp dạy Việt Ngữ ở các trung tâm vào cuối tuần, với khoảng 2 giờ học, đã là 1 cố gắng của phụ huynh và cũng là sự đóng góp kiên trì, âm thầm như mạch nước ngầm của các thầy cô giảng dạy. Bên cạnh đó, vẫn có một sức sống khác, đang trong chiều hướng trỗi dậy khá hào hứng. Đó là các lớp Việt Ngữ trong dòng chính của hệ thống giáo dục Hoa kỳ.

Các đại học lớn tại Hoa Kỳ như University of Washington, University of Florida, University of Michigan, Arizona State University, Columbia University, Cornell University, Yale University, Havard University và trong tiểu bang California như UC Berkeley, UC Los Angeles, UC Irvine, UC Riverside, CSU Fullerton, Coastline Community College, Golden West College, Orange Coast College, … Và ở cấp trung học như tại học khu East Side Union High School District vùng San Jose, các trường Westminster High School và La Quinta HS của học khu Westminster, Bolsa Grande HS và Pacifica HS của học khu Garden Grove v.v… đều có lớp Tiếng Việt như là những lớp ngoại ngữ chính thức trong hệ thống giáo dục công lập.

Một chương trình mới hơn cả, tại học khu Westminster trong 3 năm vừa qua, đã mở ra 1 lớp học song ngữ ở cấp tiểu học. Có nghĩa là các em học sinh ghi danh lớp này, khi bước chân đầu đời đi vào ngưỡng cửa học đường, sẽ được nghe, được viết, được nói, được đọc bằng 2 ngôn ngữ Anh Việt trong giờ học (English/Vietnamese Dual Language Immersion Program). Đây là 1 chương trình song ngữ đầu tiên được mở ra, giảng dạy thử nghiệm tại California. Năm thứ ba (2018) của chương trình này đã đưa đến sự thành công rõ nét với 160 học sinh. Tháng 9, 2018 cho niên học mới này sẽ có thêm 4 lớp cấp mẫu giáo, và 3 lớp mẫu giáo sẽ thành 3 lớp cấp 1, rồi tương tự nâng lên 2 lớp cấp 2, 2 lớp cấp 3. Cô giáo đầu tiên tham gia chương trình của năm đầu 2015, phụ trách lớp mẫu giáo tại trường DeMille Elementary là cô giáo Đặng Quỳnh Hương, tiếp theo là cô giáo Vũ Quỳnh Trâm tất cả đều tốt nghiệp cao học ngành giáo dục Hoa Kỳ. Từ 40 học sinh của năm đầu, đến niên học tháng 9 tới, số ghi danh của học sinh sẽ lên 240 em. Đây là dấu hiệu rất tốt, nói lên giá trị của chương trình và là niềm tin tưởng đặc biệt mà phụ huynh đã dành cho chương trình này. Chúng ta cũng nên có 1 lời cám ơn đến bà Hiệu trưởng Shannon Villanueva của DeMille Elementary school và TS Renae Bryant Giám đốc điều hành chương trình song ngữ của học khu Westminster trước đây, đã luôn tìm cách thúc đẩy chương trình song ngữ Anh/ Việt để mỗi ngày tiến xa và đưa đến sự thành công đáng ca ngợi trong học khu Westminster.

Bài NVK H6


(Trình diễn văn nghệ hào hứng của học sinh tiểu học Demille Westminster, CA theo học chương trình English/Vietnamese Dual Language Immersion)

Nối gót chương trình English/Vietnamese Dual Language Immersion tại học khu Westminster, thì học khu Garden Grove cũng đã bắt đầu 1 chương trình tương tự vào đầu niên khoá 2017-18. Và đến giờ này học khu Garden Grove đã là học khu lớn, có các lớp Việt Ngữ các trường trung tiểu học nhiều hơn cả. Tại học khu Anaheim, khi TS Renae Bryant về nhận công việc mới trong học khu, 1 kế hoạch phát triển chương trình dạy tiếng Việt các cấp cũng đang được học khu khai triển.

Những năm gần đây, tại đại học Cal State University, Fullerton (National Resource Center for Asian Languages – NRCAL) điều hành bởi TS Natalie Trần còn lập ra 1 chương trình đào tạo các giáo viên dạy tiếng Việt nhằm cung cấp cho nhu cầu giảng dạy tiếng Việt cấp tiểu học, trung học các nơi.

Nhìn vào chiều hướng phát triển như thế, chúng ta thấy việc soạn thảo sách giáo khoa, sách nghiên cứu đã là 1 nhu cầu rất lớn nhằm cung cấp cho thầy cô, sinh viên học sinh và phu huynh.

Bài NVK H7


(http://www.fullerton.edu/nrcal/ by Dr. Natalie Trần)

Hiện, Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ đã có 1 bộ sách giáo khoa 8 cuốn được trên 300 ngôi trường trên Hoa Kỳ dùng dạy trong các lớp học trong cộng đồng Việt Nam vào mỗi cuối tuần. Bộ sách này cũng đang được các thầy cô học khu Westminster và Anaheim sẽ dùng trong các lớp dạy song ngữ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có thêm những bộ sách giáo khoa khác, bổ túc những ứng dụng phương pháp mới của bộ giáo dục California đề ra, như phương pháp Common Core chẳng hạn.

Bài NVK H8


(Bộ sách Giáo Khoa Việt Ngữ và Lịch Sử Bằng Tranh do Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam CA biên soạn/ hiệu đính và phát hành)

Một nhu cầu khác được đặt ra là các sách tham khảo, sách tài liệu về Chính Tả, Ngữ Vựng, Từ Điển vẫn là 1 chỗ trống, rất thưa thớt, cần được đáp ứng. Tài liệu về Chính Tả chú trọng đến cách viết, cách để dấu cho chính xác, tương tự như tra cứu chữ trong từ điển, nhưng chúng chú trọng nhiều đến những nguyên tắc căn bản của Tiếng Việt, như vị trí đặt những dấu sắc, dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng, dấu “â”, dấu “ă” trong một chữ, những cách dùng với mẫu tự “y” với “i”; các phụ âm ghép “ch” với “tr”; các phụ âm đầu “s” với “x” v.v… giúp chúng ta viết đúng, nói đúng tiếng Việt.

Việt Nam với trên 96 triệu dân, dùng tiếng Việt là chính. Là tiếng nói có số người dùng nhiều để trao đổi, giao dịch thương mại hằng ngày, đứng hàng thứ 15 trên hơn 100 ngôn ngữ khác trên thế giới. Những đóng góp sự hiểu biết của cộng đồng người Việt trên 3.5 triệu người hải ngoại sẽ góp phần không nhỏ cho sự phát triển ngôn ngữ Việt Nam. Tiếng Việt không còn thuần tuý dành cho con em Việt Nam mà còn đi xa hơn trong việc trao đổi giao dịch, sáng tác, truyền bá văn học nghệ thuật, cung cấp cho nhu cầu sử dụng trên bình diện quốc tế. Chính bởi thế, tiếng Việt cần được sự đồng thuận trên một số căn bản nào đó, mà việc áp dụng quy luật phiên âm quốc tế trong từ điển là một thí dụ.

Bài NVK H9B


(Sổ Tay Chính Tả Tiếng Việt gồm 3 tập, do Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt – Nhóm Soạn Từ Điển biên soạn và phát hành)

Đây là 1 nỗ lực rất lớn của Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt Nhóm Thực Hiện Từ Điển, của các đoàn thể, tổ chức văn hoá, của các thầy cô liên quan tới việc giảng dạy Việt Ngữ các nơi, của từ tổ chức Ban Đại Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ (TAVIET-LCS), cũng như của các nhà giáo dục, văn hoá, trí thức, truyền thông tại hải ngoại. Hy vọng sự đóng góp có tính cách tổng hợp này sẽ đáp lại nhu cầu cần có, góp phần cho sự phát triển ngôn ngữ trong sáng, thể hiện nét đẹp văn hoá, thêm niềm tự hào tình tự dân tộc, gìn giữ ngôn ngữ, nuôi dưỡng lịch sử oai hùng để mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, mọi thế hệ con dân Việt.

Nguyễn Văn Khoa
-The Association of The Vietnamese Language and Culture Schools of Southern California (TAVIET-LCS) Ban Đại Diện các Trung Tâm Viêt Ngữ Nam CA
-Thành Viên Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt


Câu trong huy hiệu lày ý từ  bài diễn thuyết của Học gỉa Phạm Quỳnh sau đây:

Bài diễn thuyết bằng quốc văn của ông Phạm Quỳnh

04:12′ CH – Thứ tư, 07/12/2016

“Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”

(Phạm Quỳnh)
Bài diễn thuyết về Truyện Kiều này được Phạm Quỳnh đọc nhân lễ kỷ niệm ngày giỗ Nguyễn Du vào ngày 8 tháng 12 năm 1924, tức ngày mồng 10 tháng 8 năm Giáp Tý do Hội Khai trí tiến đức của ông tổ chức. Bài được đăng lại tại Tạp chí Nam Phong số 86. Bài diễn thuyết này mở đầu cho một cuộc tranh cãi nổi tiếng vào đầu thế kỷ XX, được người sau mệnh danh là Vụ án truyện Kiều…

Cu-Pham-Quynh


Phạm Quỳnh (17 tháng 12 năm 1892 – 6 tháng 9 năm 1945) là một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn (Việt Nam). Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt – thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp – để viết lý luận, nghiên cứu. Ông có tên hiệu là Thượng Chi, bút danh: Hoa Đường, Hồng Nhân.

Ông được xem là người chiến đấu bất bạo động nhưng không khoan nhượng cho chủ quyền độc lập, tự trị của Việt Nam, cho việc khôi phục quyền hành của Triều đình Huế trên cả ba kỳ (Bắc, Trung, Nam), chống lại sự bảo hộ của Pháp và kiên trì chủ trương chủ nghĩa quốc gia với thuyết Quân chủ lập hiến
Thưa các Ngài,
Hôm nay là ngày giỗ cụ Tiên-điền Nguyễn Tiên-sinh, là bậc đại-thi-nhân của nước Nam ta, đã làm ra bộ văn-chương tuyệt-tác là truyện Kim-Vân-Kiều.

Ban Văn-học Hội Khai-trí chúng tôi muốn nhân ngày giỗ này đặt một cuộc kỷ-niệm để nhắc lại cho quốc-dân nhớ đến công-nghiệp[1] một người đã gây-dựng cho quốc-âm ta thành văn-chương, để lại cho chúng ta một cái « hương hỏa » rất quí-báu, đời đời làm vẻ-vang cho cả giống-nòi.

Chúng tôi thiết-nghĩ một bậc có công với văn-hóa nước nhà như thế, không phải là ông tổ riêng của một nhà một họ nữa, mà là ông tổ chung của cả nước; ngày giỗ ngài không phải là ngày kỷ-niệm riêng của một nhà một họ nữa, chính là ngày kỷ-niệm chung của cả nước.

Hiện nay suốt quốc-dân ta, trên từ hàng thượng-lưu học-thức, dưới đến kẻ lam-lũ làm ăn, bất-cứ già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, ai ai cũng biết truyện Kiều, ai ai cũng thuộc truyện Kiều, ai ai cũng kể truyện Kiều, ai ai cũng ngâm truyện Kiều, như vậy thời ai ai cũng đều hưởng cái công-nghiệp của Cụ Tiên-điền ta, ai ai cũng phải nhớ ngày giỗ Cụ và nghĩ đến cái ơn của Cụ tác-thành cho tiếng nước nhà.

Muốn cảm cái ơn ấy cho đích-đáng, hẵng thử giả-thiết Cụ Tiên-điền không xuất-thế[2], Cụ Tiên-điền có xuất-thế mà quyển truyện Kiều không xuất-thế, quyển truyện Kiều có xuất-thế mà vì cớ gì không lưu-truyền, thời tình-cảnh tiếng An-Nam đến thế nào, tình-cảnh dân-tộc ta đến thế nào?

Văn-chương người ta thiên kinh vạn quyển, dẫu có thiếu mất một quyển cũng chẳng hại gì. Văn-chương mình chỉ độc có một quyển, vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là Thánh-thư[3] Phúc-âm[4] của cả một dân-tộc, ví lại khuyết nốt thì dân-tộc ấy đến thế nào?

Than ôi! mỗi lần nghĩ tới mà không khỏi rùng mình, chột dạ, sửng-sốt, rụng-rời, tưởng như hòn ngọc ở trên tay bỗng rơi xuống vỡ tan-tành vậy. Rồi mới tỉnh ra, sực nhớ đến mấy câu Kiều, vỗ bàn đập ghế, gõ dịp[5] rung đùi, lên giọng cao-ngâm:

Lơ-thơ tơ liễu buông mành,
Con oanh học nói trên cành mỉa-mai,

hay là:

Phong-trần mài một lưỡi gươm,
Những phường giá áo túi cơm xá gì,

bỗng thấy trong lòng vui-vẻ, trong dạ vững-vàng, muốn nhẩy muốn múa, muốn reo muốn hò, muốn ngạo-nghễ với non sông mà tự-phụ với người đời rằng: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ!…

Có nghĩ cho xa-xôi, cho thấm-thía, mới hiểu rằng truyện Kiều đối với vận-mệnh nước ta có một cái quí-giá vô-ngần.

Một nước không thể không có quốc-hoa, truyện Kiều là quốc-hoa của ta; một nước không thể không có quốc-túy, truyện Kiều là quốc-túy của ta; một nước không thể không có quốc-hồn, truyện Kiều là quốc hồn của ta. Truyện Kiều là cái « văn-tự »[6] của giống Việt-Nam ta đã « trước-bạ »[7] với non sông đất nước này. Trong mấy nghìn năm ta chôn rau[8] cắt rốn, gửi thịt gửi xương ở cõi đất này, mà ta vẫn hình như một giống ăn trọ ở nhờ, đối với đất nước non sông vẫn chưa từng có một cái văn-tự văn-khế phân-minh, chứng-nhận cho ta có cái quyền sở-hữu chính-đáng. Mãi đến thế-kỷ mới rồi mới có một đấng quốc-sĩ[9], vì nòi-giống, vì đồng-bào, vì tổ tiên, vì hậu-thế, rỏ máu làm mực, « tá-tả »[10] một thiên văn-khế tuyệt-bút, khiến cho giống An-Nam được công-nhiên[11], nghiễm-nhiên[12], rõ-ràng, đích-đáng làm chủ-nhân-ông một cõi sơn-hà gấm vóc.

Đấng quốc-sĩ ấy là ai? Là Cụ Tiên-điền ta vậy. Thiên văn-khế ấy là gì? Là quyển truyện Kiều ta vậy.

Gẫm trong người ấy báu này,
Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm!

Báu ấy mà lọt đến tay ta, thật cũng là một cái phúc-duyên cho ta, nhưng báu ấy ở trong tay Cụ lại chính là một cái túc duyên[13] của Cụ. Thiên văn-tự tuyệt-bút kia là gồm bao nhiêu giọt máu, bao nhiêu giọt lệ kết-tinh lại mà thành ra, những khi đêm khuya thanh-vắng vẫn thường tỉ-tê thánh-thót trong lòng ta, như

Giọt sương gieo nặng cành xuân la-đà

vậy.

Cái áng văn-chương tuyệt-tác cho người đời đó, an-tri lại không phải là một thiên lịch-sử thống-thiết của tác-giả?

Truyện Kiều quan-hệ với thân-thế Cụ Tiên-điền thế nào, lát nữa ông Trần Trọng-Kim sẽ diễn-thuyết tường để các ngài nghe.

Nay tôi chỉ muốn biểu-dương cái giá-trị của truyện Kiều đối với văn-hóa nước ta, đối với văn-học thế-giới, để trong buổi kỷ-niệm này đồng-nhân cảm biết cái công-nghiệp của bậc thi-bá nước ta lớn-lao to-tát là dường nào.

Đối với văn-hóa nước nhà, cái địa-vị truyện Kiều đã cao-quí như thế; đối với văn-học thế-giới cái địa-vị truyện Kiều thế nào?

Không thể so-sánh với văn-chương khắp các nước, ta hẵng so-sánh với văn-chương hai nước có liền-tiếp quan-hệ với ta, là văn-chương Tàu và văn-chương Pháp. Văn-chương Tàu thật là mông-mênh bát-ngát, như bể như rừng. Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với truyện Kiều, mà xét cho kỹ có lẽ không có sách nào giống như truyện Kiều. Gốc truyện tuy do một bộ tiểu-thuyết Tàu mà ra, nhưng vào tay Cụ Tiên-điền ta biến-hóa hẳn, siêu-việt ra ngoài cả lề-lối văn-chương Tàu, đột-ngột như một ngọn cô-phong ở giữa đám quần-sơn vạn-hác vậy. Có người sánh truyện Kiều với Li-tao, nhưng Li-tao là một bài than, từ đầu đến cuối toàn một giọng bi-đát thảm-thương, so với Cung-oán của ta có lẽ đúng hơn. Có người lại sánh với Tây-xương, nhưng Tây-xương là một bản hát, từ-điệu có véo-von, thanh-âm có réo-rắt, nhưng chẳng qua là một mớ ca-từ cho bọn con hát, không phải là một nền văn-chương chân-chính. Cứ thực thì truyện Kiều dẫu là đầm-thấm cái tinh-thần của văn-hóa Tàu, dẫu là dung-hòa những tài-liệu của văn-chương Tàu, mà có một cái đặc-sắc văn-chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự « kết-cấu ». Nhà văn, nhà thơ Tàu, ngoài những bài thơ bài văn nho-nhỏ ngăn-ngắn, phàm làm sách chỉ biết cách biên-tập, không sành cách kết-cấu. Biên-tập là cóp-nhặt mà đặt liền lại; kết-cấu là thu-xếp mà gây-dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn-bức các bộ-phận điều-hòa thích-hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn-bức như thế, mà là một bức tranh thế-thái nhân-tình vẽ sự đời như cái gương tầy liếp vậy.

Xét về cách kết-cấu thì văn-chương nước Pháp lại là sở-trường lắm. Cho nên truyện Kiều có thể sánh với những áng thi-văn kiệt-tác của quí-quốc, như một bài bi-kịch của Racine hay một bài văn tế của Bossuet vậy. Đó là nói về cái thể-tài văn-chương. Còn về đường tinh-thần thời trong văn-học Pháp có hai cái tinh-thần khác nhau, là tinh-thần cổ-điển và tinh-thần lãng-mạn. Tinh-thần cổ-điển là trọng sự lề-lối, sự phép-tắc; tinh-thần lãng-mạn là trong sự khoáng-đãng, sự li-kỳ. Truyện Kiều gồm được cả hai cái tinh-thần ấy, vì vừa có cái đạo-vị thâm-trầm của Phật-học, vừa có cái nghĩa-lý sáng-sủa của Nho-học, vừa có cái phong-thú tiêu-dao của Trang Lão, lấy lẽ phải ông Khổng mà chế lại sự thần-bí của nhà chùa, sự khoáng-dật của hai họ. Nhưng mà ngay trong văn-chương nước Pháp tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như truyện Kiều, vì truyện Kiều có một cái đặc-sắc mà những nền kiệt-tác trong văn-chương Pháp không có. Đặc-sắc ấy là sự « phổ-thông ». Phàm đại-văn-chương, không những ở nước Pháp, ở nước nào cũng vậy, chỉ có những người thượng-lưu học-thức mới thưởng-giám được, kẻ bình-dân không biết tới. Người Pháp không phải là ai ai cũng biết đọc kịch Racine hay là đọc văn Bossuet. Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, « lẩy » Kiều để ứng-dụng trong sự ngôn-ngữ thường, kẻ thông-minh hiểu cách thâm-trầm, kẻ tầm-thường hiểu cách thô-thiển, nhưng ngâm-nga lên thảy đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái trí, tỉnh hồn.

Thử hỏi cổ kim Đông Tây đã có một áng văn-chương nào cảm người được sâu và được rộng như thế chưa. Tưởng dễ chỉ có một truyện Kiều ta là có thể tự-cao với thế-giới là văn-chương chung của cả một dân-tộc 18,20 triệu người, già, trẻ, lớn, bé, giỏi, dốt, sang, hèn, đều thuộc lòng và đều biết hay cả.

Như vậy thì truyện Kiều, không những đối với văn-hóa nước nhà, mà đối với văn-học thế-giới cũng chiếm được một địa-vị cao-quí.

Văn-chương ta chỉ có một quyển sách mà sách ấy đủ làm cho ta vẻ-vang với thiên-hạ, tưởng cũng là một cái kỳ-công có một trong cõi văn thế-giới vậy.

Cái kỳ-công ấy lại dũ-kỳ nữa là ngẫu-nhiên mà dựng ra, đột-nhiên mà khởi lên, trước không có người khai đường mở lối, sau không có kẻ nối gót theo chân, đột-ngột giữa trời Nam như cái đồng-trụ để tiêu-biểu tinh-hoa của cả một dân-tộc. Phàm văn-chương các nước, cho được gây nên một nền thi-văn kiệt-tác, phải bao nhiêu nhà thơ, bao nhiêu nhà văn, trong bao nhiêu năm lao-công lục-lực, vun-trồng bón-xới mới thành được. Nay bậc thi-bá nước ta, đem cái thiên-tài ít có trong trời đất, đúc cái khí thiêng bàng-bạc trong non sông, một mình làm nên cái thiên-cổ-kỳ-công đó, dẫu khách thế-giới cũng phải bình-tình mà cảm-phục, huống người nước Nam được trực-tiếp hưởng-thụ cái ơn-huệ ấy lại chẳng nên ghi-tạc trong lòng mà thành-tâm thờ-kính hay sao?

Cuộc kỷ-niệm hôm nay là chủ-ý tỏ lòng quốc-dân sùng-bái cảnh-mộ Cụ Tiên-điền ta; lại có các quí-hội-viên Tây và các quí-quan đến dự cuộc là để chứng-kiến cho tấm lòng thành-thực đó. Nhưng còn có một cái ý-nghĩa nữa, là nhân ngày giỗ này, đốt lò hương, so phím đàn, chiêu hồn quốc-sĩ.

Thác là thể phách, còn là tinh anh,

áng tinh-trung thấp-thoáng dưới bóng đèn, chập-chừng trên ngọn khói, xin chứng-nhận cho lời thề của đồng-nhân đây. Thề rằng: « Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, còn non còn nước còn dài, chúng tôi là kẻ hậu-sinh xin rầu lòng giốc chí cố gia-công trau-chuốt lấy tiếng quốc-âm nhà, cho quốc-hoa ngày một rực-rỡ, quốc-hồn ngày một tỉnh-tao, quốc-bộ ngày một tấn-tới, quốc-vận ngày một vẻ-vang, ngõ-hầu khỏi phụ cái chi hoài-bão của tiên-sinh, ngậm cười chín suối cũng còn thơm lây! »
Chú thích:

1) công nghiệp: Công lao và sự nghiệp đối với xã hội.
2) xuất thế: ra đời, nói một cách trân trọng.
3) Thánh thư: sách Thánh.
4) Phúc âm: Tin lành.
5) dịp: nhịp.
6) văn tự: giấy tờ do hai bên thỏa thuận ký kết mua bán.
7) trước bạ: đăng ký văn tự với một cơ quan nhà nước để có tính pháp lý.
8) rau: nhau.
9) quốc sĩ: người tài nổi tiếng trong cả nước.
10) tá tả: viết dùm người khác.
11) công nghiên: một cách công khai.
12) nghiễm nhiên: (thực hiện) một cách tự nhiên và đàng hoàng, điều mà trước đó không ai ngờ.
13) túc duyên: duyên sẵn từ kiếp trước.

TỪ CÁI GỌI LÀ THÀNH LẬP QUỐC GIA KINH TỘC TẠI PHÁP…

DÂN TỘC KINH LÀ DÂN TỘC NÀO?

Tập đoàn Việt gian Cộng sản bán nước ngay trong sách sử và gần đây, tập đoàn Việt gian hủy bỏ thi môn lịch sử và dự định đổi tên môn học lịch sử là môn Công dân và Tổ Quốc để học sinh quên đi cội nguồn dân tộc, bắt các học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 phải học tiếng Trung (Tàu Hán) để Hán hóa học sinh ngay từ khi còn nhỏ. Việt gian cộng sản còn tung ra cái gọi là cải tiến chữ Việt của Bùi Hiền một du học sinh và là đảng viên đảng CS Trung Quốc để xóa bỏ chữ Quốc Ngữ, triệt tiêu văn hóa của dân tộc để Hán hóa dân ta. Đặc biệt mới đây dư luận xôn xao về tay sai của đế quốc mới Trung Cộng tung tiền ra mua đất thành lập một hình thức “Đặc Khu Tự trị” ngay trong lòng nước Pháp cùng với sự thành lập một quốc gia Kinh tộc để trở về đất mẹ Trung Quốc. Đây là kế hoạch hết sức tinh vi xảo quyệt để thực hiện giấc mộng thế kỷ của Trung Quốc. Vậy Kinh tộc hay dân tộc Kinh là dân tộc nào mà mỗi người Việt Nam chúng ta ở miền Bắc thì sau hiệp định Genève 1954 và miền Nam sau khi cộng sản xâm chiếm 1975 đã bắt chúng ta kê khai lý lịch 3 đời phải ghi là dân tộc Kinh mà trước đó, chúng ta chỉ ghi là quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam…

Tầm nguyên ngữ nghĩa của chữ Kinh chúng ta thấy trong cổ sử Trung Quốc đời Thương có chép rằng “Vua Cao Tông đời Ân đem quân đánh nước Quỷ Phương, đóng quân ở Kinh”. Kết quả của các công trình khảo cổ với những di chỉ nền văn hóa thời cổ đại đã phục hồi sự thật lịch sử là lịch sử Trung Hoa thời cổ đại là lịch sử của đại tộc Việt, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cũng đã chứng minh Hoa là Hạ là Việt là dịch là nhật… Lịch sử Trung Quốc chỉ bắt đầu từ thời Thương đánh chiếm tiêu diệt nhà Hạ của tộc Việt năm 1766 TDL.

Năm 2005, sau khi nghiên cứu Văn giáp cốt học giả người Đức đã vẽ bản đồ lãnh thổ Thương bao quanh là các nước Việt. Phía Tây nước Thương (TQ) là nước Guifang (Quy Phương) ở Thiểm Tây, Nước Laiyi (Lai Di) ở phía Đông, nước Yufang ở phía Nam giáp với Thương, nước Yifang ở Đông Nam và nước Gui ở Hồ Bắc lưu vực phía Bắc sông Dương Tử. Học giả Chang ( Chang Kwung Chih Trương Quang Trực (1931-2001), gốc Đài Loan, gs khảo cổ tại Yale, Harvard Hoa Kỳ dẫn Văn giáp cốt đời Thương-Ân, Vũ Đinh vua thứ 22 đời Thương (12501192 TDL) đã 2 lần nhắc đến nước Việt (Yufang). Trúc Thư viết “Năm 32, vua Cao Tôn đánh nước Quỷ Phương, đóng quân ở Kinh…”. Đất Kinh sau này là nước Sở chính là cương giới của 1 nước Việt xưa.

Theo Địa phương chí Du lịch của tỉnh Vũ Hán thì di chỉ Bàn Long Thành (Thành Rồng nằm) nay thuộc Vũ Hán Hồ Bắc trước là kinh đô của nước Phương mà  sách sử Trung Quốc ghi là nước Quỷ (Gui). Sau khi xâm chiếm các nước trong cộng đồng Bách Việt ở lãnh thổ Trung Quốc bây giờ, Tàu Hán xưa  gọi người Việt ở vùng Kinh Sở là dân tộc Kinh trong cộng đồng dân tộc Hán. Kinh là cây gai, cây Đay để làm bao bố, Sở là cây Kinh đực nên Hùng Dịch lấy tên Sở để đặt tên là nước Sở. Tương truyền đất Kinh Sở có rặng núi Kinh trong đó có núi Việt nên còn gọi là đất Kinh Việt chuyên trồng loại cây này…

Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia do nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ đạo viết: “Người Kinh, hay dân tộc Kinh (chữ Hán 京族bính âm: jīngzú, Hán-Việt:Kinh tộc) là một trong số 56 dân tộc được công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Người Việt hay người Kinh là một dân tộc hình thành tại khu vực địa lý mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Đây là dân tộc chính, chiếm khoảng 86,2% dân số Việt Nam và được gọi chính thức là dân tộc Kinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ngôn ngữ chính sử dụng là tiếng Việt theo nhóm Việt-Mường. Người Kinh sinh sống trên khắp toàn thể nước Việt Nam và một số nước khác nhưng đông nhất vẫn là các vùng đồng bằng và thành thị trong nước. Còn nếu tính cả hơn 4 triệu người Việt hải ngoại thì họ định cư ở Hoa Kỳ là đông nhất hơn 1 triệu người”.[4]

Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia cũng viết về Kinh tộc Tam đảo như sau: “Hầu hết cư dân người Kinh ở khu vực Tam Đảo (Vạn Vĩ, Vu Ðầu và Sơn Tâm) cũng như một vài nơi khác ở Quảng Tây (chủ yếu tập trung tại Đông Hưng) đều có chung nguồn gốc là người Đồ Sơn (Hải PhòngViệt Nam) cách đây khoảng 500 năm. Theo điều tra dân số tại Trung Quốc vào năm 2000, dân số người Kinh riêng tại khu vực nói trên là khoảng hơn 18.000 người …”.

TẠI SAO NHÀ NƯỚC VNDCCH DO HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO LẠI BẮT BUỘC NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TA PHẢI GHI TRONG SƠ YẾU LÝ LỊCH LÀ DÂN TỘC KINH? 

Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã chính thức không cho người dân ghi là dân tộc Việt mà bắt phải ghi là dân tộc Kinh là một dân tộc thiểu số của Trung Quốc trong các giấy tờ, hộ khẩu, đơn từ.

    Theo thống kê của nhà nước CHXHCNVN thì dân số Việt Nam gồm 54 dân tộc trong đó dân tộc Kinh là đông nhất 55.900.244 người, kế tiếp là dân tộc Tày 1.190.342 người, dân tộc Thái 1.040.549 người và dân tộc Ơđu ít nhất chỉ còn 32 người. Đây là một chủ trương phản dân tộc vì trong lịch sử chúng ta là dân tộc Việt từ thời lập quốc cho tới ngày nay và không thể nào lại có một dân tộc trong một dân tộc được. Sách sử Tàu Hán cũng không ghi tên nước Việt dù vua triều Ân là Vũ Đinh có nhắc tới tên nước Việt nhưng các sử gia Tàu Hán vẫn viết là Yu, Yufang, Guifang, Gui và An Nam… mãi tới năm 1804, khi vua Gia Long sai Lê Quang Định đi sứ sang triều Thanh xin đặt tên nước là Nam Việt thì vua Thanh sợ nhắc tới Nam Việt bất lợi nên đổi lại là Việt Nam… Tên nước, quốc hiệu Việt Nam mới bắt đầu từ đó…

Theo truyền thuyết khởi nguyên dân tộc cũng như truyền kỳ lịch sử dân gian, đối chiếu với các nguồn sách sử cổ được xác định bởi các luận chứng kết quả khoa học thuyết phục thì chúng ta có nhiều chi tộc Việt trong cộng đồng Bách Việt của chúng ta. Trong đó chi Lạc Việt là đông nhất55.900.244 người, kế tiếp là đồng bào Tày 1.190.342 người, đồng bào Thái 1.040.549 người và chi ít nhất chỉ còn 32 người mà chúng ta gọi là đồng bào thiểu số là những chi tộc Việt như đồng bào Mường, Thái, Nùng, Dao, Thổ, Hmong, Giarai, Kaho trong đại chủng Bách Việt. Hầu hết các đồng bào thiểu số của chúng ta còn ở lại cư ngụ ở Đông Bắc và miền Nam lãnh thổ Trung Quốc bây giờ nên kết quả phân tích cấu trúc mã di truyền chứng minh rằng hơn một nửa dân số gọi là người Trung Quốc là người Việt cổ có cùng DNA với chúng ta và hoàn toàn khác biệt với Tàu Hán Trung Quốc. Thực tế lịch sử cho chúng ta biết rằng còn rất nhiều dòng họ Việt còn sống bên Trung Quốc bây giờ, tuy gọi là người TQ nhưng đồng bào Việt của chúng ta vẫn giữ nguyên bản sắc văn hóa truyền thống Việt.

Thời Việt Nam Cộng Hòa chúng ta là người Việt nhưng gọi là đồng bào Kinh là người ở miền đồng bằng và đồng bào Thượng là đồng bào thiểu số ở thượng du, cao nguyên để có chủ trương chính sách nhằm nâng đỡ đồng bào thiểu số của chúng ta mà thôi. Nền đệ nhị Cộng Hòa đã ban hành Quy chế Riêng Biệt để tạo điều kiện nâng đỡ cho Đồng bào Thiểu số ở VN…

BÀI HỌC MÁU VÀ NƯỚC MẮT CỦA LỊCH SỬ…

Bài học máu và nước mắt cho chúng ta thấy rằng trong suốt trường kỳ lịch sử đế quốc Tàu Hán xưa và đế quốc mới Trung Cộng ngày nay là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt chúng ta. Chúng đã xua quân xâm lược nước ta 26 lần và 9 lần thống trị nước ta trong gần 1000 năm. Tàu Hán không từ một thủ đoạn quỷ quyệt nào để cấy người, đưa tay sai vào guồng máy lãnh đạo cùng với kế sách trường kỳ xâm thực văn hóa nhằm xóa bỏ chữ viết, triệt tiêu văn hóa để Hán hóa dân tộc ta…. Trong lịch sử Việt, người anh hùng dân tộc Triệu Vũ Đế, người khai mở quốc gia Nam Việt sánh ngang cùng Hán triều phương Bắc khiến Hán văn Đế phải giao trả toàn bộ vùng Lĩnh Nam để xin được thông hiếu như xưa. Thế nhưng với bản chất thâm độc quỷ quyệt, Tàu Hán đã thực hiện quỷ kế để cấy gene Hán vào dòng máu Việt hầu thống trị dân ta như sau: “Khi Triệu Vũ Đế mất, Triệu Văn Vương huý là Hồ là con của Trọng Thủy, cháu đích tôn của Triệu Vũ Đế lên thay thì Nam Việt đã suy yếu. Vua Hán sai Trang Trợ sang Nam Việt chiêu dụ Triệu Văn Vương vào chầu. Triệu Văn Vương sai Thái tử Anh Tề sang làm con tin và cáo bệnh tìm cớ thoái thác. Thất bại trong âm mưu chiêu dụ Văn vương vào chầu, Hán triều cho thực hiện một ý đồ thâm độc tinh vi và xảo quyệt hơn. Thật vậy, trong thời gian Anh Tề ở Trường An, Hán triều đã tạo điều kiện để dàn xếp mối mai một cuộc hôn nhân dị chủng với Cù Thị người Hán để khi người con sinh ra sẽ có dòng máu Hán trong người. Không kể rất có thể con của Ai Vương với Cù Thị chính là con của Cù Thị và An Quốc Thiếu Quý…Năm Mậu Thìn 113 TDL, Triệu Minh Vương mất, con là Thái Tử Anh Tề lên ngôi nối ngôi lấy hiệu là Triệu Ai Vương. Vừa lên ngôi, Ai Vương tôn mẹ (người Hán) là Cù Thị lên làm Thái hậu. Hán triều vội cử An Quốc Thiếu Quý đi sứ đến Nam Việt. Thiếu Quý trước là người tình của Cù Thị được Hán triều cử sang Nam Việt với mục đích chiêu dụ Ai Vương đem Nam Việt sát nhập vào Hán theo chế độ nội thuộc nghĩa là nội chư hầu, cứ ba năm vào chầu một lần, bãi bỏ các cửa quan ải ngoài biên giới”. 

    Thừa tướng Lữ Gia biết rõ ý đồ thâm độc của Hán triều nên tìm cách can ngăn nhưng không được. Hán Đế nghe tin Lữ Gia không nghe theo lệnh Ai Vương và Thái Hậu thì thế cô, yếu đuối nên không thể chế ngự được nên sai Hàn Thiên Thu và Cù Lạc, em trai của Thái hậu đem hai ngàn quân tiến vào cảnh vực nước Việt. Nghe tin quân Hán tiến sang, Lữ Gia ra lệnh phòng thủ và thông cáo với người trong nước rằng: “Vua tuổi trẻ mà Thái hậu vốn người Hán lại cùng sứ Hán dâm loạn, muốn đem nước nhà nội thuộc Hán nên đem hết những bảo khí của Tiên vương vào dâng cho triều Hán để xiểm nịnh, lại đem nhiều kẻ đi theo đến Tràng An, bán cho người Hán làm tôi tớ, tự lấy cái lợi ích nhất thời mà không đoái tưởng đến xã tắc họ Triệu làm ý chí mưu tính muôn đời”.

    Lữ Gia cùng người em và nhân dân cả nước nổi lên giết Cù Thị, Ai Vương và toàn bộ sứ đoàn Hán, đồng thời cho người sang thông báo cho Tần vương ở Thương Ngô và các quận ấp trong nước hay biết. Lữ Gia cùng triều thần lập người con trưởng của Triệu Minh Vương mà mẹ là người Việt là Vệ Dương hầu Kiến Đức lên làm vua.

Bài học lịch sử cấy gene Tàu Hán lại được Đế quốc mới Trung Cộng áp dụng âm mưu thâm độcHán hóa dân ta nên khi Nguyễn Tất Thành mạo danh Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Trung Quốc thì chính Chu Ân Lai thực hiện mưu đồ thâm độc quỷ quyệt của Tàu Hán nên đã đứng ra chủ hôn cho Nguyễn Ái Quốc lấy Tăng Tuyết Minh là một nữ cán bộ Cộng sản người Trung Quốc để sau này có com nối nghiệp lên lãnh đạo thì đã có nửa dòng máu Tàu trong người để Hán hóa dân tộc ta…

Khi Nguyễn Ái Quốc chết năm 1932 thì Cộng sản quốc tế và cs Trung Quốc lại đưa Hồ Quang nhập vai Hồ Chí Minh để Hán hóa dân tộc ta. Thật vậy, sau khi chiếm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc, thành lập nhà nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, Mao Trạch Đông chỉ thị Hồ Chí Minh thực hiện kế hoạch từng bước sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc. Năm 1950, Hồ Chí Minh sang Bắc Kinh xin viện trợ vũ khí và đề nghị Hồng quân Trung Cộng sang tham chiến. Hồ Chí Minh đã ký “Ghi nhớ Hợp tác Việt Trung” trong đó điều 3 quy định: “Hai bên thống nhất Việt Nam dân chủ cộng hòa là một bộ phận của cộng hòa nhân dân Trung Hoa với quy chế của một liên bang theo mô hình các quốc gia nằm trong Liên Bang Xô Viết”. Hồ Chí Minh cam kết chấp nhận Việt Nam là 1 quân khu như quân khu Quảng Châu của Trung Quốc ngày 12-6-1953 tại Quảng Tây. Hồ Chí Minh đã ký thỏa thuận giao quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc, sau đó là cả Việt Nam trở thành một bang của Trung cộng theo mô thức Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết sau khi chiếm được toàn cõi Việt Nam.

Biết tập đoàn CSVN đang lâm vào thế khốn cùng sau khi Liên Sô xụp đổ nên Đế quốc mới Trung Cộng buộc tập đoàn Việt gian CS gồm Phạm văn Đồng, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười… phải sang Thành Đô ký cam kết mật bán nước ngày 4-9-1990 và tập đoàn Việt gian bán nước do Việt gian Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đang thực hiện những bước cuối cùng biến VN thành một khu tự trị năm 2020.

Ý ĐỒ THÂM ĐỘC QUỶ QUYỆT 

CỦA TẬP ĐOÀN VIỆT GIAN CỘNG SẢN VÀ ĐẾ QUỐC MỚI TRUNG CỘNG.

Ngay sau khi hạ độc thủ giết Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng gồm thâu quyền lực Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nước CHXHCNVN đã bày tỏ lòng trung thành với “Mẫu quốc” đã cho lưu hành đồng nhân dân tệ của TQ tại 6 tỉnh biên giới, cho Hải quân NDVN tập trận chung với Hải quân TQ, cử bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch sang tái cam kết “Cùng chung vận mạng”, nguyện làm tiền đồn bảo vệ đất mẹ TQ… Đồng thời ra quyết định kỷ luật TS Chu Hảo một trí thức yêu nước để trấn áp mọi mầm mống chống đối của trí thức văn nghệ sĩ…

Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử Việt, chúng ta thấy rằng Tàu Hán xưa và đế quốc mới Trung Cộng ngày nay không từ bỏ ý đồ xâm chiếm thống trị Hán hóa dân tộc Việt Nam chúng ta. Việc Hồ Chí Minh bắt người Việt Nam chúng ta phải khai là dân tộc Kinh đến việc ký kết mật ước Thành Đô và mới đây thành lập cái gọi là quốc gia Kinh tộc trên đất Pháp để chuẩn bị cho việc Nguyễn Phú Trọng biến Việt Nam thành một khu tự trị năm 2020 lấy tên là “KHU TỰ TRỊ DÂN TỘC KINH” của Trung Quốc để xỏa bỏ vĩnh viễn chữ VIỆT trong lịch sử!

Chúng ta đã và đang mất nước dần cho đến năm 2020 thì đất nước Việt Nam sẽ bị xóa tên trên bản đồ thế giới và dân tộc Việt Nam sẽ tiêu vong. Toàn thể đồng bào Việt Nam trong nước phải đứng lên đáp lời sông núi, đồng loạt xuống đường trên cả nước để đấu tranh giải thể tập đoàn Việt gian Cộng sản, kẻ nội thù của dân tộc để toàn dân Việt Nam trong nước và Hải ngoại đoàn kết một lòng chống quân Tàu Cộng xâm lược.

Thời gian không cho phép chúng ta do dự chần chờ mà phải quyết tâm hành động, quyết tâm cứu dân cứu nước trước khi đã quá muộn… Chúng ta sẽ đắc tội với thế hệ con cháu muôn đời sau…

Hỡi toàn thể đồng bào Việt Nam

Tổ Quốc Việt Nam đang Lâm Nguy

Sơn Hà Nguy Biến…

Chín mươi triệu đồng bào Việt Nam khốn khổ đang chờ đợi chúng ta

Giờ Lịch sử đã điểm !!!

Toàn thể đồng bào Việt Nam chúng ta cùng đứng vùng lên đáp lời sông núi …

Đòi Dân chủ Tự do, Đòi cơm no áo ấm, Đòi quyền sống làm người, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ…

Hồn Thiêng Sông Núi,

Anh linh Anh hùng Liệt nữ sẽ phù trì cho chúng ta…

Tổ Quốc Việt Nam Trường Tồn

Dân Tộc Việt Nam Bất Diệt

Việt Nam Muôn Năm…

PHẠM TRẦN ANH